Chân dung các vị đại tướng của Quân đội Việt Nam

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022), hãy cùng tìm hiểu thông tin của các vị đại tướng của Quân đội Việt Nam và những đóng góp của họ cho sự nghiệp chính trị nước nhà.

Thông tin về các vị đại tướng của Quân đội Việt Nam

Dưới đây là các vị đại tướng của Quân đội Việt Nam đã được phong quân hàm tính đến thời điểm hiện tại:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)

1. Năm được phong: 1948

2. Chức vụ cao nhất:

- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng

- Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1948–1980)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

- Ủy viên Bộ Chính trị (1951–1982)

- Bí thư Quân ủy trung ương

4. Một số thông tin nổi bật:

- Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những người sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

- Ông là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và cho tới nay là người duy nhất hai lần được tặng thưởng huân chương này (lần thứ nhất vào năm 1950 và lần thứ hai vào năm 1979).

Ảnh: Báo Lai Châu

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967)

1. Năm được phong: 1959

2. Chức vụ cao nhất:

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (1951 - 1967)

4. Một số thông tin nổi bật:

- Ông là một tướng lĩnh quân đội và là tướng chính trị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào".

- Ông cũng là người phát triển phương châm chiến lược "Nắm thắt lưng địch mà đánh" cho toàn miền Nam của Quân Giải phóng miền Nam.

Ảnh: Báo Quảng Bình

Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002)

1. Năm được phong: 1974

2. Chức vụ cao nhất:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1987)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V

- Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 -1986)

4. Một số thông tin nổi bật:

- Trong chiến tranh Việt Nam, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm 1971), chiến dịch Trị - Thiên (năm 1972), Chiến dịch Tây Nguyên (năm 1975).

- Tháng 4/1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Ảnh: Trưng bày online Hoàng Thành Thăng Long 

Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915 - 1986)

1. Năm được phong: 1980

2. Chức vụ cao nhất:

- Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên (1945 - 1953)

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V

4. Một số thông tin nổi bật:

- Ông từng tham gia xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam suốt từ khi thành lập vào năm 1944 đến giữa năm 1986.

- Ông cũng được xem là tác giả của hệ thống ký hiệu tổ chức đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam theo ký hiệu bảng chữ cái, và đóng góp nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử, học thuyết và chiến lược quân sự cho công tác huấn luyện quân đội.

Ảnh: Wikipedia

Đại tướng Chu Huy Mân (1913 - 2006)

1. Năm được phong: 1980

2. Chức vụ cao nhất:

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 - 1986)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (1976 - 1986)

4. Một số thông tin nổi bật:

Ông nổi tiếng với vai trò Tư lệnh Quân khu Tây Bắc và được bổ nhiệm làm Chính ủy các chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng trong Chiến tranh Việt Nam.

Ảnh: Báo Nghệ An

Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914 - 1986)

1. Năm được phong: 1984

2. Chức vụ cao nhất:

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

- Tổng Tham mưu trưởng (1980–1986)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV và V

4. Một số thông tin nổi bật:

Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong (70 tuổi 352 ngày), và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất (1 năm, 343 ngày).

Ảnh: Wikipedia

Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019)

1. Năm được phong: 1984

2. Chức vụ cao nhất:

- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992 - 1997)

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987 - 1991)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (1982 - 1997)

4. Một số thông tin nổi bật:

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước của ông, Việt Nam đã thành công trong việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt Nam vào năm 1995. Cũng trong năm này, ông đã sang Mỹ để tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc. Ông là nguyên thủ đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt chân lên lãnh thổ Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975.

Ảnh: Thư viện Đại Tướng Lê Đức Anh

Đại tướng Nguyễn Quyết (1922 - )

1. Năm được phong: 1990

2. Chức vụ cao nhất:

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1987 - 1991)

- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987 - 1992)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Bí thư Trung ương Đảng khóa VI

4. Một số thông tin nổi bật:

Ông hiện là Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước lớn tuổi nhất.

Ảnh: Báo Lao động

Đại tướng Đoàn Khuê (1923 - 1999)

1. Năm được phong: 1990

2. Chức vụ cao nhất:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991 - 1997)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (1991 - 1997)

4. Một số thông tin nổi bật:

Tác phẩm “Nửa thế kỷ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng” gồm những bài viết và bài nói của ông trong 2 năm 1994 – 1995 về đường lối chính trị, quân sự của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; định hướng cho nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và phát huy truyền thống đoàn kết hiệp đồng, bảo vệ vững chắc tổ quốc.

Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

Đại tướng Phạm Văn Trà (1935 - )

1. Năm được phong: 2003

2. Chức vụ cao nhất:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997 - 2006)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (1997 - 2006)

4. Một số thông tin nổi bật:

- Năm 1964, ông là một trong những người chỉ huy của lực lượng đầu tiên tiếp viện cho chiến trường U Minh.

- Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì và hạng Ba.

Ảnh: UBND tỉnh Cà Mau

Đại tướng Lê Văn Dũng (1945 - )

1. Năm được phong: 2007

2. Chức vụ cao nhất:

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001 - 2011)

- Tổng Tham mưu trưởng (1998 - 2001)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Bí thư Trung ương Đảng (2001 - 2011)

4. Một số thông tin nổi bật:

Ông tên thật là Nguyễn Văn Nới. Năm 1963, ông thoát ly gia đình, lấy tên mới là Lê Văn Dũng. Ngày 14/5/1963, ông nhập ngũ vào bộ đội chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam, trở thành chiến sĩ trinh sát của Đại đội 12 Tiểu đoàn 3, Đoàn Q761 (tức Đoàn Bình Giã).

Ảnh: Wikipedia

Đại tướng Phùng Quang Thanh (1949 - 2021)

1. Năm được phong: 2007

2. Chức vụ cao nhất:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006 - 2016)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (2006 - 2016)

4. Một số thông tin nổi bật:

- Ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1967, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Nam Lào trong chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc.

- Năm 1968, ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam. Năm 1971, ông được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích chiến đấu, lúc đang giữ chức vụ trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 Đồng Bằng.

Ảnh: Wikipedia

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ (1954 - )

1. Năm được phong: 2015

2. Chức vụ cao nhất:

- Phó Chủ tịch Quốc hội (2016 - 2021)

- Tổng Tham mưu trưởng (2010 - 2016)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006 - 2021)

4. Một số thông tin nổi bật:

Ông được trao Huân chương Hiệp sĩ bội tinh Đệ Nhất của Hoàng gia Thái Lan khi đang ở cương vị Thượng tướng

Ảnh: Báo Quân Khu 7 Online

Đại tướng Ngô Xuân Lịch (1954 - )

1. Năm được phong: 2015

2. Chức vụ cao nhất:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2016 - 2021)

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2011 - 2016)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

- Bí thư Trung ương Đảng (2011 - 2016)

- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2011 - 2016)

- Ủy viên Bộ Chính trị (2016 - 2021)

4. Một số thông tin nổi bật:

Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam và được biên chế vào Sư đoàn 308, Quân đội nhân dân Việt Nam (còn gọi là Đoàn Quân Tiên Phong) Quân đoàn 1. Sau đó, ông cùng đơn vị tham chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh sau đó là Chiến tranh biên giới Tây Nam, đi lên từ chiến sĩ lên chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn.

Ảnh: VnExpress

Đại tướng Lương Cường (1957 - )

1. Năm được phong: 2019

2. Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2016 - nay)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

- Bí thư Trung ương Đảng (2016 - 2021)

- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2016 - nay)

- Ủy viên Bộ Chính trị (2021 - nay)

4. Một số thông tin nổi bật:

- Năm 1975, ông nhập ngũ rồi tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc.

- Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Ảnh: VnExpress

Đại tướng Phan Văn Giang (1960 - )

1. Năm được phong: 2021

2. Chức vụ cao nhất:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2021 - nay)

3. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản:

Ủy viên Bộ Chính trị (2021 - nay)

4. Một số thông tin nổi bật:

Từ năm 1980 đến năm 1983, Phan Văn Giang học tại Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Tăng - Thiết giáp. Ngoài chỉ huy kỹ thuật Tăng thiết giáp, ông còn được đào tạo về hậu cần và lục quân. Ông cũng được đào tạo để trở thành sĩ quan chỉ huy cấp chiến dịch và chiến lược tại Học viện Quốc phòng. Ông đã lấy bằng tiến sĩ khoa học quân sự tại Học viện Quốc phòng và nói thành thạo tiếng Anh.

Ảnh: Báo Thanh Niên

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.