Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ và sức mạnh như thế nào?
Quân đội Nhân dân Việt Nam chính là là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Sứ mệnh của quân đội nhân dân Việt Nam là "vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân".
Danh xưng của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam được gọi tắt là "Quân đội Nhân dân". Tên gọi này được đặt bởi chủ tịch Hồ Chí Minh vì người cho rằng quân đội Việt Nam là "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào ngày 22/12/1944. Bên cạnh đó Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có các tên gọi khác qua các thời kỳ như: Việt Nam Giải phóng quân (tháng 5/1945); Vệ quốc đoàn (tháng 9/1945); Quân đội Quốc gia Việt Nam (tháng 5/1946). Đến tháng 9/1945 tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được đặt và sử dụng đến ngày hôm nay.
Nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam có các nhiệm vụ chính là chiến đấu,phục vụ nhân dân và sản xuất xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiến đấu là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội có ba thứ quân là Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ. Bộ đội được trang bị vũ khí và tài khí phù hợp, thường xuyên được thực hành nâng cao khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu đồng thời nắm bắt được tình hình chính trị đất nước, khu vực lân cận và quốc tế.
Công tác phục vụ nhân dân: Quân đội gắn bó mật thiết với nhân dân. Quân đội có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách chủ trương của chính quyền tới nhân dân. Mặt khác quân đội cũng là lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ dân phòng và chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, giải quyết hậu quả chiến tranh. Bộ đội còn có trách nhiệm phổ cập giáo dục, chăm sóc y tế cho người dân ở vùng sâu vùng xa.
Nhiệm vụ sản xuất: Các đơn vị quân đội đẩy mạnh tăng gia sản xuất để tạo nguồn thực phẩm góp phần giữ ổn định và cải thiện đời sống vật chất cho bộ đội. Nhà máy xí nghiệp của bộ quốc phòng có thể sản xuất được một số loại vụ khí, quân trang, tài khí đáp ứng nhu cầu tác chiến và chiến đấu của quân đội. Đơn vị làm kinh tế của quân đội trở thành các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước.
Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên.
Lực lượng Thường trực có Bộ đội Chủ lực và Bộ đội Địa phương. Cấp tổ chức của Quân đội nhân dân từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn, cao nhất là Quân đoàn. Hiện nay Việt Nam có 4 quân đoàn là Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4.
Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm 6 lực lượng chính là:
Lục quân: là quân chủng chính cấu thành nên Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiếm đến trên 80% nhân lực. Lục quân được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân chủng Phòng không – Không quân là một trong ba quân chủng của Quân đội nhân dân VN trực thuộc Bộ Quốc phòng. Lực lượng này có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Quân chủng Hải quân gồm các cấp đơn vị: hải đoàn, hải đội, binh đoàn tàu mặt nước, binh đoàn Hải quân đánh bộ, binh đoàn tàu ngầm, tên lửa bờ, binh đoàn không quân và các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị kỹ thuật, hậu cần....
Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Bộ đội Biên phòng hoạt động trong khu vực biên giới, địa bàn nội địa, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý. Hoặc hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam với mục đích hòa bình, nhân đạo, cứu hộ cứu nạn nhưng phải tuân theo thủ pháp luật Việt Nam, công ước quốc tế đã thỏa thuận.
Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (viết tắtː Bộ Tư lệnh 86) là đơn vị giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin.
Sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu với nhiều quốc gia, tổ chức như: Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam cộng Hòa, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Khơ me đỏ, Mỹ, Philipine…. Trong đó nổi tiếng nhất trong lịch sử chính là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thành công vang dội, giành lại độc lập, thống nhất cho dân tộc Việt Nam.
Năm 2022, Quân đội nhân dân Việt Nam đứng thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á trong bảng xếp hạng về sự hùng mạnh của lực lượng quân đội trên thế giới.