Lớp học bốn thầy trò ở rẻo cao

Bốn thầy trò hàng ngày miệt mài luyện chữ tại điểm trường heo hút cả năm không bóng người qua lại
lop hoc bon thay tro o reo cao Ngày 20/11 của thầy giáo dạy trẻ tự kỷ: 'Mong con chúc thầy được thành câu!'
lop hoc bon thay tro o reo cao Giáo viên vùng cao mong gì trong ngày 20/11?
lop hoc bon thay tro o reo cao Học sinh xếp hàng dài thăm triển lãm đặc biệt về thầy Văn Như Cương
lop hoc bon thay tro o reo cao Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!'
lop hoc bon thay tro o reo cao
Huổi Lụ 2 là điểm trường xa nhất của Trường Tiểu học bán trú Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên). Cả xã có 11 điểm trường thì Huổi Lụ 2 cách trung tâm 22 km, đường xá đi lại khó khăn, chỉ có thể men theo đường mòn bên núi, bơi, lội qua suối. Các thầy cô thường luân phiên lên cắm bản, ăn ở và sinh hoạt như người dân bản địa để gieo chữ.
lop hoc bon thay tro o reo cao
Điểm trường Huổi Lụ 2 chỉ có một học sinh lớp 1 và hai học sinh lớp 2. Học sinh từ lớp 3 sẽ chuyển xuống trường trung tâm học. Trong lớp có hai chiếc bảng, một chiếc dành cho lớp 1 và một chiếc dành cho lớp 2. Nhiều khi, để học sinh không bị phân tâm, thầy phải cho ngồi cùng hướng, trong khi chỉ dạy cho học sinh lớp 2 thì em lớp 1 phải tự học.
lop hoc bon thay tro o reo cao
“Điểm trường hẻo lánh cách xa bản, nằm bên kia suối, ngày thường các em tự đi bộ đến trường. Những ngày mưa to, hoặc mưa lũ, các thầy phải chèo bè qua sông đón học sinh đến lớp rồi lại đưa về”, thầy Bùi Văn Thuận (37 tuổi, quê Thanh Hóa) có hơn 10 năm giảng dạy tại Pá Mỳ cho biết.
lop hoc bon thay tro o reo cao
Dù nhỏ tuổi, đến mùa làm nương các em vẫn nghỉ ở nhà trông em, hoặc mải chơi không lên lớp thì thầy cô lại phải đến vận động. "Các thầy cô phải biết tiếng dân tộc thì mới hiệu quả trong giảng dạy. Ngày mới vào dạy tại điểm trường, chưa biết tiếng của đồng bào, thầy rất khó tiếp cận để vận động phụ huynh cho trẻ đến lớp", thầy Thuận vui vẻ nói.
lop hoc bon thay tro o reo cao
Học sinh 100% là người dân tộc, nói tiếng Kinh bập bẹ, việc tập trung cho trẻ rất khó. Khi giảng dạy, thầy cần rất kiên trì, phải sử dụng ngôn ngữ chân tay.
lop hoc bon thay tro o reo cao
Những buổi học vã mồ hôi của thầy và trò. Thầy Thuận chia sẻ, hơn 10 năm cắm bản, có nhiều lúc khó khăn khiến nản lòng. Nhưng nhìn đám học trò hồn nhiên lại không dứt được, cứ vậy thành quen.
lop hoc bon thay tro o reo cao
Tẩn Duần Yên (lớp 2), Tràn Thị Hương (lớp 2), Tẩn Mùi Khé (lớp 1) từ trái sang. Những học sinh này là động lực níu giữ chân thầy giáo ở nơi heo hút gió của vùng cao Tây Bắc.
lop hoc bon thay tro o reo cao Giáo viên vùng cao mong gì trong ngày 20/11?

"Mình mong có thể xin được chút quần áo cho học sinh, vì sắp vào mùa đông rồi. Mình cũng mong đổ được sân bê ...

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.