Luật Chăn nuôi 2018: Người nuôi chó, mèo cần lưu ý gì?

Bên cạnh các quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi, Luật Chăn nuôi 2018 quy định chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện hàng loạt quy định.

Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 dành riêng bốn điều nói về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi (gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi). Cụ thể, các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi phải có chuồng trại, không gian phù hợp với vật nuôi; cung cấp đủ thức ăn, nước uống và đảm bảo vệ sinh; phòng, trị bệnh... Đặc biệt, luật cấm người chăn nuôi đánh đập, hành hạ con vật.

Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi; cung cấp đủ thức ăn, nước uống và không được đánh đập, hành hạ.

Cơ sở giết mổ phải hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; phải có biện pháp gây ngất con vật trước khi giết mổ và không để chúng chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

luat chan nuoi 2018 nguoi nuoi cho meo can luu y gi
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, người nuôi chó, mèo cần lưu ý những thông tin quan trọng như sau:

Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo

Đây là quy định không mới, nhưng là quy định lần đầu tiên được đưa vào trong luật. Theo đó, Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 yêu cầu chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật thú y. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cán bộ thú y ở cơ sở.

Trước đây, tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu chủ nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo.

Nếu không thực hiện quy định này, chủ nuôi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (theo điểm a, khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chó, mèo

Nội dung này nằm trong quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi được quy định tại Mục 2 Chương V của Luật Chăn nuôi 2018.

Cụ thể, người nuôi chó, mèo cũng như bất cứ vật nuôi nào khác đều phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh với vật nuôi; không được bỏ đói vật nuôi. Ngoài ra, chủ nuôi cũng phải có không gian nuôi chó, mèo phù hợp; có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho chó, mèo.

Chủ phải đền khi để chó, mèo tấn công người khác

Luật Chăn nuôi 2018 quy định chủ nuôi chó, mèo phải tiêm phòng bệnh dại cho con vật theo quy định của pháp luật về thú y; có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường. Trường hợp, chó, mèo tấn công, gây thiệt hại, chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại.

Theo luật, người chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Những hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong chăn nuôi:

- Chăn nuôi trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành hoặc nhằm mục đích kích thích sinh trưởng; nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Phá hoại, chiếm đoạt và xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi.

- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

- Đưa vật thể, bơm nước vào vật nuôi hoặc sản phẩm của vật nuôi để gian lận trong buôn bán.

- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.

- Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp hoặc gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.

Ngoài một số thông tin tại Luật Chăn nuôi 2018, chủ nuôi cũng cần lưu ý

Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 quy định: phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng đối với các hành vi sau:

- Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó (thay thế cho mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng quy định tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP);

- Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Ngoài ra, Nghị định 90 còn quy định phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu:

- Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập sổ sách, ghi chép, lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật trên cạn trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ nhưng không được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ trừ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của nhân viên thú y về xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vận chuyển động vật chết, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh, tịch thu tang vật.

Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi giết mổ động vật, thu hoạch động vật thủy sản, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn sử dụng; Đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi ngâm, tẩm hóa chất vào sản phẩm động vật.

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 1 tháng đến 3 tháng, phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với một trong các hành vi sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y; Giết mổ động vật mắc bệnh, kinh doanh sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định.

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng, tạm dừng giết mổ, buộc tiêu hủy sản phẩm và phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 đến 6 tháng, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Đối với các hành vi vi phạm, nghị định cũng quy định buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y.

Trong trường hợp kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu buộc phải tiêu hủy hoặc xử lý nhiệt, chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật.

luat chan nuoi 2018 nguoi nuoi cho meo can luu y gi Luật Chăn nuôi 2018: Không được để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ

Đây là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Luật chăn nuôi 2018 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ...

luat chan nuoi 2018 nguoi nuoi cho meo can luu y gi Siết chặt các điều kiện chăn nuôi

Dự thảo Luật Chăn nuôi sẽ chính thức được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (dự kiến khai mạc vào tháng 5/2018). Nội ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.