Việt Nam gia nhập CPTPP - thách thức của ngành chăn nuôi

Mới đây, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch Đầu tư, việc Việt Nam gia nhập CPTPP ngoài những tác động tích cực thì vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng nhiều do sức cạnh tranh của ngành kém.
 

Cụ thể, sáng nay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Ngoài những tác tác động tích cực của CPTPP tới nền kinh tế Việt Nam thì vẫn còn gặp phải những tác động tiêu cực như tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số ngành có thể giảm, bao gồm chăn nuôi, chế biến thực phẩm, và dịch vụ bảo hiểm.

Đáng chú ý, ngành chăn nuôi là ngành bị ảnh hưởng nhiều từ CPTPP do sức cạnh tranh của ngành này kém so với một số đối tác như Áutralia và New Zealand và mức độ cắt giảm thuế quan so với mức MFN hiện nay là không nhiều.

viet nam gia nhap cptpp thach thuc cua nganh chan nuoi

Trong các phân tích về TPP12, ngành chăn nuôi cũng được xác định là ngành chịu tác động nhiều, đặc biệt là phân ngành sữa.

Tương tự như vậy, ngành chế biến thực phẩm cũng bị ảnh hưởng mặc dù không đáng kể, tốc độ tăng trưởng bị giảm đi so với việc không có CPTPP ở mức khoảng 0,3 đến 0,5 điểm %.

Xét theo mặt hàng, thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu.

Tuy nhiên, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm).

Trong nông nghiệp, trừ mặt hàng gạo, thuế quan hiện hành của các nước với sản phẩm chăn nuôi không cao, vì thế, việc hạ thấp thuế quan trong TPP không tạo ra nhiều tác động xuất khẩu.

Sản lượng có thể giảm 0,3% và xuất khẩu giảm khoảng 8% trong trường hợp cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Ngay cả trong trường hợp hạ thấp thuế quan và mở cửa dịch vụ mức giảm xuất khẩu có thể lớn hơn (trên 9%).

Nhóm ngành chế tác sử dụng nhiều lao động vẫn có mức tăng trưởng khá, nhưng với những ngành thâm dụng nhiều vốn, mức tăng trưởng sản lượng là không đáng kể.

Mở cửa ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính có thể tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng thêm của ngành này, nhưng do có tác động lan tỏa lớn, vẫn có tác dụng kích thích được tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, khi Việt Nam thực thi CPTPP, sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn (hiện đang dựa quá nhiều vào các thị trường tại Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Đây là yếu tố then chốt giúp ta nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ.

Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.

CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại v.v. mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước v.v.

Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

viet nam gia nhap cptpp thach thuc cua nganh chan nuoi Hàng hóa Việt Nam sẽ chịu mức độ cạnh tranh tăng dần ở các thị trường CPTPP

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giảm thuế trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái ...

viet nam gia nhap cptpp thach thuc cua nganh chan nuoi Gia nhập CPTPP thị trường xuất nhập khẩu sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội ...

viet nam gia nhap cptpp thach thuc cua nganh chan nuoi Hôm nay, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét thông qua TPP-11

Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc thông qua TPP-11. Trước đó, 6 nước đã phê ...

viet nam gia nhap cptpp thach thuc cua nganh chan nuoi Bộ Công thương sẽ trình Quốc hội thông qua CPTPP vào kỳ họp cuối năm nay

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được Bộ ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.