Luật sư liên tục đưa ra các đề nghị trong phiên xử ông Đinh La Thăng

Trong phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm, các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã đề nghị HĐXX nhiều vấn đề quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của thân chủ và những người liên quan.
luat su lien tuc dua ra cac de nghi trong phien xu ong dinh la thang
Ông Thăng được dẫn giải đến tòa (Ảnh: TTXVN)

Hôm nay (8/1) TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Tại tòa, an ninh phiên tòa đã được thắt chặt, các nhà báo, phóng viên phải qua cửa kiểm tra an ninh và tác nghiệp tại một căn phòng và xem qua màn hình lớn do số lượng chỗ ngồi trong phòng xét xử hạn chế.

Sau khi công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX thẩm tra căn cước của bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại tòa.

Mở đầu phần thủ tục, HĐXX TAND Hà Nội kiểm tra căn cước bị cáo Đinh La Thăng (58 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) và các bị cáo khác cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Kiểm tra căn cước xong, Luật sư Nguyễn Văn Chiến – Bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề nghị HĐXX khi hỏi đến những người làm chứng liên quan được cách ly để đảm bảo quyền lợi của các thân chủ. Đồng thời, liên quan đến những quyền lợi đối lập nhau nên đề nghị HĐXX cho các bị cáo được cách ly trong phần xét hỏi.

Cũng theo LS Chiến, đây là vụ án để phục vụ điều tra xét xử, những tài liệu liên quan tới thân chủ phát sinh các luật sư chưa được sao chụp nghiên cứu nên đề nghị HĐXX tạo điều kiện để cho các luật sư sao chụp các tài liệu liên quan đến vụ án.

Về vấn đề các số liệu trong bản cáo trạng, LS Chiến đề nghị được tiếp cận trong thời gian HĐXX nghi giải lao hay vào những lúc phiên tòa tạm nghỉ làm việc. Đồng thời LS Chiến cũng đề nghị để cho các LS xin kế hoạch xét xử hoặc kế hoạch xét xử đối với các bị cáo để các LS có thể chủ động.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) cũng cho biết, đã thu thập được một số chứng cứ gỡ tội cho thân chủ tuy nhiên chưa kịp giao nộp cho HĐXX nên đề nghị HĐXX hướng dẫn cách giao nộp chứng cứ ngay tại tòa vì Bộ luật tố tụng hình sự chưa có hướng dẫn về vấn đề này. Đồng thời, LS đề nghị HĐXX triệu tập thêm một người làm chứng là ông Hồ Công Kỳ để làm rõ những chứng cứ mà luật sư thu thập được.

Về vấn đề này, đại diện VKS đưa ra quan điểm, đối với một số người làm chứng vắng mặt và những người được đề nghị triệu tập, HĐXX sẽ xem xét và nếu cần thiết sẽ triệu tập thêm ở những ngày xét xử tiếp theo.

Cáo trạng truy tố thể hiện, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Bị cáo Đinh La Thăng sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án (QLDA) căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 nghìn tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 triệu đồng.

Trong quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.