Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'

Theo các chuyên gia giáo dục, dù Quốc hội đã đồng ý việc lùi thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới tới năm 2020, vấn đề mấu chốt vẫn là chuẩn bị đội ngũ.
lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien Chậm toàn diện, chương trình giáo dục phổ thông mới phải lùi hạn
lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien Thời gian triển khai chương trình phổ thông mới có thể lùi 2 năm
lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien Dự thảo giáo dục phổ thông: 'Cuối tháng 10 có thể công bố chương trình bộ môn để xin ý kiến'
lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien Bộ GD&ĐT kiến nghị lùi thời gian thực hiện chương trình GDPT mới sang năm 2019

Ngày 21/11, Quốc hội đã đồng ý điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Theo đó, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học; từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp THPT.

lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien
Các em học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để nắm bắt thêm thông tin.

Điều kiện dạy học có thực sự đáp ứng?

Theo GS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông rất tán thành việc Quốc hội đồng ý cho lùi thời điểm thực hiện chương trình, SGK theo chương trình GDPT mới bắt đầu từ năm học 2020 - 2021. Đây là một quyết định hợp lý tại thời điểm này.

lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien
GS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Khánh An.

Ông Phạm Minh Hạc phân tích: "Thời điểm tháng 9/2019 đã phải có SGK theo chương trình mới để dạy thử nghiệm rồi. Tuy nhiên, điều mà nhiều giáo viên đặt vấn đề lâu nay tôi thấy rất có cơ sở, đó là dù chương trình SGK mới tuy rất khó nhưng chúng ta có chuyên gia để làm, có thời gian để làm và có kinh phí để in. Tuy nhiên, điều kiện dạy học của chúng ta đang còn một số vấn đề.

Về sĩ số lớp học, nhiều nước trên thế giới chỉ giới hạn trong 25 - 30 em/lớp, còn nước ta thì quy định từ 35 - 40 em/lớp. Cá biệt ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn tồn tại những lớp học sĩ số lên tới 60 em học sinh. Lãnh đạo TP Hà Nội mới đây cũng đã đưa ra con số thống kê cho biết, hiện thành phố vẫn thiếu khoảng 300 trường học.

Việc xây dựng trường học lại do Bộ Xây dựng, các Sở Xây dựng ở các tỉnh/thành phố chứ Bộ GD&ĐT hay các Sở Giáo dục lại không nắm toàn quyền việc này. Dù sách có hay đến mấy mà lớp đông học sinh quá thì hiệu quả giảng dạy cũng sẽ không cao. Hơn nữa, do sách mới có những bộ môn có thực nghiệm nên đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn khác nhau như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý... thì chúng ta đang thiếu rất nhiều".

Một vấn đề quan trọng khác cũng được GS Phạm Minh Hạc đề cập, đó là đội ngũ giáo viên. Ông Phạm Minh Hạc nói: "Ngoài điều kiện về sách, về đội ngũ các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp dạy học sinh cần phải được tập huấn, bồi dưỡng một cách bài bản. Ở các trường sư phạm cần thay đổi nội dung và phương pháp. Hơn nữa, điều kiện sống của giáo viên về cơ bản còn khó khăn khi mà các thầy cô ngoài đi dạy trên lớp vẫn phải làm thêm nhiều việc nữa để đủ trang trải cuộc sống. Nếu chỉ lo SGK không thôi thì chưa đủ.

Vai trò của thầy cô giáo đóng vai trò quyết định trong chất lượng giáo dục. Giáo viên có được đào tạo lại không?"

Vấn đề mấu chốt vẫn là giáo viên

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội thì cho rằng, việc lùi áp dụng chương trình GDPT mới này là để có thời gian để dạy "cuốn chiếu" dần từ cấp dưới lên. Cấp THPT có 3 năm, cấp THCS có 4 năm trong khi cấp Tiểu học lại lên tới 5 năm nên Bộ muốn lấy tiến độ chung như vậy cũng là hợp lý.

lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Ngoài ra, ông Tùng Lâm cũng lưu ý: "Điều quan trọng ở đây chính nằm ở khâu chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất chỉ là cái thứ hai. Vậy thì tiến trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuẩn cho các cấp cần được Bộ GD&ĐT đưa ra rõ ràng. Lộ trình này cần phải song song việc kiểm tra, đánh giá chứ không thể ở trạng thái nói đã làm rồi nhưng kết quả đến đâu thì chưa ai biết. Quốc hội cần phải giám sát việc này để làm sao đến các mốc từ năm 2020 cho tới năm 2022, áp dụng ở cấp nào thì phải đảm bảo có giáo viên đủ năng lực để dạy chương trình mới".

TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh vào ba khía cạnh Bộ cần chú ý gồm: Đào tạo bồi dưỡng lại giáo viên cho đủ trình độ; sử dụng và chọn lọc các giáo viên làm được việc; có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho giáo viên.

"Dạy chương trình mới vất vả, khó khăn. Bộ muốn có chất lượng giáo dục và tiêu đủ thứ tiền nhưng chế độ đãi ngộ lương bổng cho giáo viên để họ có năng lượng tiếp tục cống hiến thì lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Quốc hội cũng cần có nghị quyết về nâng lương cho giáo viên và chỉ nâng những người đủ trình độ dạy chương trình mới. Có như vậy, giáo viên mới lo học để tự bồi dưỡng bản thân và có kiểm tra đánh giá. Còn hiện trạng một số nơi chỉ mời GS hoặc TS nói qua mấy buổi rồi ai làm được hay chưa làm được thì không biết.

Bên cạnh đó, ngoài cơ sở trường lớp thì việc trang bị các thiết bị quan trọng trong dạy và học theo chương trình mới cũng cần được chú trọng. Ngoài thiết bị, giáo viên cũng có những sáng tạo mới thông qua thực tiễn để giúp học sinh hiểu được bài học. Đổi mới giáo dục phải đồng bộ và giao quyền tự chủ cho các trường và phân rõ trách nhiệm", TS Lâm cho biết thêm.

lui 2 nam thuc hien chuong trinh gdpt moi van de mau chot van la doi ngu giao vien Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Năm nay kỷ niệm tròn 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017), nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực đã được ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.