Lưu trữ tế bào máu cuống rốn - 'Phao cứu sinh' để chữa trị nhiều bệnh

Hiện nay, ngày càng có nhiều bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của cuống rốn hơn và họ đã bắt đầu lựa chọn một phương pháp để bảo vệ con mình suốt đời, đó là lưu trữ máu cuống rốn.
luu tru te bao mau cuong ron phao cuu sinh de chua tri nhieu benh
(Ảnh: MagicMum)

Máu cuống rốn là phần máu còn sót lại ở dây rốn và nhau thai. Máu cuống rốn chứa rất nhiều tế bào gốc đặc biệt là các tế bào hình thành và tạo ra máu. Sau khi cắt rời ra khỏi cơ thể em bé, dây rốn và bánh nhau thường được xem như một loại rác thải y tế. Tuy nhiên, từ những thập niên 80 của thế kỷ XX, y học đã chứng minh, chính từ máu cuống rốn có thể điều trị được rất nhiều bệnh lý của con người.

Theo các nghiên cứu, cứ 217 người sẽ có 1 người cần tế bào gốc để chữa trị trong đời. Từ năm 1988, các bác sĩ trên toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng các tế bào gốc dây rốn để chữa trị cho hơn 30.000 bệnh nhân.

Trên thế giới, đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ tế bào gốc cuống rốn. Trường hợp ghép tế bào gốc cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10 năm 1988, bởi bác sĩ Eliane Gluckman - Bệnh viện Saint Louis - Paris - Pháp, trên bé trai 5 tuổi tên Fanconi bị bệnh thiếu máu. Từ tế bào gốc cuống rốn được lưu trữ của em gái sơ sinh của bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cho Fanconi. Sau ghép tủy mọc tốt, Fanconi khỏi bệnh và cho đến nay bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Bác sĩ CKII Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Huyết học, truyền máu TP.HCM cho biết: “Trong dây rốn, bánh nhau của người sản phụ sau khi sinh chứa rất nhiều tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Chính vì chứa một lượng lớn tế bào gốc tạo máu nên lấy nguồn tế bào gốc này để lưu trữ. Lưu trữ để sử dụng lại cho chính bản thân đứa trẻ nếu sau này không may mắc một bệnh lý gì đó, thậm chí sử dụng để điều trị cho người thân trong gia đình”.

luu tru te bao mau cuong ron phao cuu sinh de chua tri nhieu benh
Máu dây rốn trẻ sơ sinh chứa nhiều loại tế bào gốc, với thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô (Ảnh: Eva)

Theo các nghiên cứu, việc lưu trữ máu cuống rốn có thể đem lại nhiều lợi ích bất ngờ, bởi nguồn tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô dồi dào có trong máu cuống rốn có thể điều trị bệnh.

Nếu các tế bào gốc từ dây rốn của đứa trẻ được cất giữ, sau này khi cần tế bào gốc để chữa bệnh thì đây sẽ là các tế bào gốc phù hợp nhất, vì chúng là các tế bào của chính cơ thể nên khi dùng để điều trị thì cơ thể sẽ không sinh ra phản ứng miễn dịch thải bỏ các tế bào này. Kết quả là nếu được điều trị bằng tế bào gốc của chính mình thì đứa trẻ sẽ không phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào ghép.

Hơn thế nữa, nếu gia đình có người mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bị bệnh và mẫu tế bào của đứa trẻ sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của người không cùng huyết thống. Có ba nguồn tế bào gốc: tủy xương, máu ngoại vi và máu cuống - dây rốn. Tuy nhiên, do vấn đề tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi khá phức tạp, giá thành cao, lại không ghép được trên người khác gen nên được ưu tiên máu cuống rốn. Cho đến nay, tế bào máu cuống rốn có thể sử dụng để chữa 70 loại bệnh khác nhau.

luu tru te bao mau cuong ron phao cuu sinh de chua tri nhieu benh
Lưu giữ tế bào gốc dây rốn được ví như một hình thức bảo hiểm sinh học. (Ảnh: Thầy thuốc Việt Nam)

Bác sĩ CKII Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Huyết học, truyền máu TP.HCM cho biết thêm: “Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được xác nhận chứa nguồn tế bào gốc dồi dào có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị bệnh ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Tiêu chuẩn để lưu trữ tế bào gốc cuống rốn thì phải có lượng tế bào gốc cuống rốn đảm bảo về số lượng, an toàn về mặt sinh học tức là các tế bào gốc này không chứa các tác nhân lây lan qua đường máu như viêm gan B, C, HIV, một số virus...”

Ngoài ra, điều kiện để một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ là người mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm, tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh con không sốt, không bị nhiễm trùng.

Trước khi sinh, người mẹ nên đến những nơi nhận lưu trữ tế bào gốc để được làm các xét nghiệm sức khỏe. Khi tách em bé ra khỏi bánh nhau thì có 2 cách lấy máu cuống rốn. Một là khi bánh nhau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn, hai là sau xổ nhau sẽ treo lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ nhau bởi nếu không máu sẽ đông, không còn tác dụng. Sau khi lấy máu sẽ làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố.

luu tru te bao mau cuong ron phao cuu sinh de chua tri nhieu benh
Xu hướng lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam (Ảnh: Dược quốc tế)

Trên thế giới đã có nhiều ngân hàng máu cuống rốn được thành lập. Hiện nay, ở Việt Nam có 4 nơi nhận lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem và Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM.

Ở nước ta, thủ tục lưu trữ máu cuống rốn không quá phức tạp, nhưng các bác sĩ vẫn cần tiến hành một số các xét nghiệm kiểm tra, để đảm bảo máu cuống rốn đạt chất lượng và đủ điều kiện lưu trữ.

Sau các bước kiểm tra, bản thân trẻ sơ sinh cũng cần được theo dõi sức khỏe liên tục trong vòng 6 tháng, mới có thể khẳng định hoàn toàn lượng máu cuống rốn đó có thể sử dụng sau này.

luu tru te bao mau cuong ron phao cuu sinh de chua tri nhieu benh Đây là lý do tại sao bạn nhất định phải xin nhân viên y tế được kẹp dây rốn chậm cho con
luu tru te bao mau cuong ron phao cuu sinh de chua tri nhieu benh Phát hiện bé gái sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường
chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...