Mặc phản cảm khi tham gia lễ hội có bị phạt?

Mỗi dịp Tết đến xuân về cũng là mùa lễ hội trên khắp cả nước. Để bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn và văn minh, khi tham gia lễ hội người tham gia lễ hội cần có ứng xử phù hợp.

Trách nhiệm của người tham gia lễ hội

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục đăng ký hoặc thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong Nghị định này, lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.

Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.

Về nguyên tắc, việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Người tham gia lễ hội có các quyền sau: Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng; Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước; Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau: Người tham gia lễ hội phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội.

Trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định.

Không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường; không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.

Nghị định quy định rõ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm các quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: Không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

an mac phan cam khi tham gia le hoi co bi phat
Người dân đến Phủ Tây Hồ cầu may. (Ảnh: Trần Huyền).

Mặc phản cảm có bị phạt không?

Tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội (điểm b, khoản 2 Điều 6), Chính phủ quy định: Người tham gia lễ, hội phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc xử phạt áp dụng cho việc ăn mặc phản cảm nơi công cộng. Do đó, tại thời điểm hiện nay, thì chưa có đủ căn cứ pháp lý để xử lý vấn đề này.

Trước đây, tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt 60.000 đến 100.000 đồng đối với hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhưng khi Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 73/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì đã không còn quy định hành vi vi phạm về nếp sống văn minh.

Vứt rác bừa bãi khi tham gia lễ hội sẽ bị phạt nặng

Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi vi phạm phổ biến trong lễ hội. Cụ thể:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người có một trong các hành vi sau:

+ Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;

+ Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;

+ Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;

+ Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.

Ngoài ra, gây mất trật tự ở lễ hội sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Mức xử phạt đối với hành vi xem bói

Phạt hành chính

Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định chi tiết về mức phạt và cách thức xử lý đối với hành vi bói toán để trục lợi. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi nêu trên.

Phạt hình sự

Ngoài ra, tùy theo mức độ, tính chất mà hành vi xem bói cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan.

Theo đó, hành vi xem bói được cho là người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cũng trong điều này, pháp luật đã quy định về mức phạt đối với hành vi xem bói là:

- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Nếu làm chết người; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Như vậy, nếu hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan.

an mac phan cam khi tham gia le hoi co bi phat Vi phạm quy định về đốt vàng mã ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy ...

an mac phan cam khi tham gia le hoi co bi phat Từ vụ lái xe đâm 2 bà bầu nhập viện ở Hà Nội, uống rượu bia rồi lái xe bị phạt bao nhiêu?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm ...

an mac phan cam khi tham gia le hoi co bi phat Xe đạp đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp đi vào đường có biển cấm xe đạp là như thế nào?

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.