Mạng lưới đường tỉnh của TP Đà Nẵng đến năm 2030

Theo Dự thảo quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới đường tỉnh của TP Đà Nẵng sẽ có những thay đổi với các dự án mới.

Thi công tuyến vành đai phía Tây 2 Đà Nẵng. (Ảnh: Báo Đấu Thầu).

Theo Dự thảo quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,  mạng lưới đường tỉnh của TP Đà Nẵng sẽ có những thay đổi với các dự án mới.

Theo đó, đến năm 2030, mạng lưới đường tỉnh của TP Đà Nẵng gồm đường tỉnh (ĐT) 602, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến vành đai phía Tây mở rộng thành trục chính đô thị MCN 33 m, đoạn từ đường vành đai phía Tây đến khu du lịch Bà Nà nâng cấp thành đường liên khu MCN 25 m.

ĐT 605 từ Km935+165 quốc lộ 1A đến Hòa Tiến được nâng cấp thành đường trục đô thị MCN 33 m.

Tuyến đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan, đoạn Km7+923 (cửa phía nam hầm đường bộ Hải Vân) - Km12+00 (nút giao Tạ Quang Bửu) dài 4,1 km có bề mặt đường 20,5(m), tương ứng đường cấp II, 6 làn xe.

Đoạn Km12+00 (nút giao Tạ Quang Bửu) - Km30+283 (giao QL 14B) dài 18 km có bề mặt đường 11 m, tương ứng đường cấp III - hai làn xe.

Tuyến đường vành đai thành phố bao gồm đường vành đai phía Nam (Hòa Phước - Hòa Khương), vành đai phía Tây (đoạn QL 14B- đến khu CNTTTT) đang được xây dựng.

Trong đó, đường vành đai phía Nam (Hòa Phước – Hòa Khương) đã được xây dựng xong, quy hoạch mở rộng 6 làn xe.

Đường vành đai phía Tây kết nối đường tránh Nam hầm Hải Vân với QL 14B tại nút giao với đường Hòa Phước - Hòa Khương, là tuyến đường bao ngoài để tránh cắt qua khu vực trung tâm TP Đà Nẵng. So với Quy hoạch chung 359, đề xuất điều chỉnh đoạn phía bắc của đường vành đai phía Tây (đoạn đi qua khu CNC).

Lý do điều chỉnh được trình bày trong phần Định hướng phát triển đường bộ kết nối với các khu công nghiệp. Cần có các biện pháp quản lý, phân luồng giao thông cần thiết để phân bố, chuyển hướng lưu lượng.

Đường vành đai phía Tây sẽ được phân kỳ làm hai đoạn gồm đoạn từ phía nam (tại nút giao với QL 14B tại Hòa Khương) đi lên tới nút giao với điểm cuối của đường Nguyễn Tất Thành kéo dài giữ nguyên theo quy hoạch 359.

Đoạn từ nút giao với điểm cuối của đường Nguyễn Tất Thành kéo dài cho tới điểm giao với cao tốc La Sơn - Hòa Liên được đề xuất điều chỉnh bám theo địa hình đồi núi để đảm bảo phạm vi bảo vệ đập nước hồ Hòa Trung và tiết kiệm chi phí xây dựng.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng sẽ quy hoạch bổ sung tuyến đường giữa đường vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc nối từ Nguyễn Tất Thành (nối dài) qua QL 14B gần Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và kéo dài đến biển. Kéo dài tuyến đường vành đai phía Tây 2 đến đường vành đai phía Nam. 

Quy hoạch bổ sung tuyến đường nối giữa đường vành đai phía Tây với đường Nguyễn Tất Thành nối dài tạo thêm lối giao thông ra vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng và cửa ngõ phía Tây Bắc TP Đà Nẵng.

Quy hoạch và xây dựng tuyến đường mới kết nối trực tiếp từ Cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.