Mất trắng 800 tỷ đồng góp vốn vào Oceanbank, PVN phải ghi nhận lỗ trên sổ sách kế toán

Bộ Công an khẳng định, PVN đã mất toàn bộ 800 tỷ số vốn góp vào Oceanbank (OJB) sau bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

Theo Bản kết luận điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an đã xác định hậu quả việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank – OJB).

Thời điểm ông Đinh La Thăng đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT của PVN, ông Thăng đã ký và ủy nhiệm cho các thành viên hội đồng thành viên (HĐTV) của PVN ký thỏa thuận góp vốn với OJB 3 lần và gây ra thiệt hại nặng nề.

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 142/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ ban hành về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - PVn có quy định “Công ty mẹ được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý để đầu ra ra ngoài Công ty mẹ…Việc đầu tư ngoài Cty mẹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của Cty mẹ”.

Căn cứ vào văn bản số 8280/NHNN-TTGSNH ngày 29/10/2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an về việc mua lại bắt buộc OJB tại Mục B. Quyền lợi nghĩa vụ và tư cách cổ đông của các cổ đông ở OJB sau khi NHNN mua bắt buộc và khoản tiền góp vốn, mua cổ phần của PVN tại OJB.

Cụ thể: Căn cứ Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) và quyết định 48, NHNN đã mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông OJB với giá 0 đồng/cổ phần, đồng thời chấm dứt tư cách cổ đông và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại OJB (bao gồm cả cổ đông là PVN) kể từ thời điểm hiệu lực của quyết định mua cổ phần bắt buộc do NHNN ban hành…

Tại tờ trình số 01/TTr-NHNN.m ngày 9/1/2015, NHNN đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc mua lại cổ phần bắt buộc tại OJB với giá 0 đồng sẽ dẫn đến PVN phải ghi nhận một khoản lỗ khá lớn tương đương 800 tỷ đồng (20% số vốn góp vào OJB).

Căn cứ vào văn bản số 5988/BTC-TCDN ngày 9/5/2017 của Bộ tài chính gửi Cơ quan CSĐT Bộ công an, khi NHNN mua lại toàn bộ vốn góp của các cổ đông của OJB với giá 0 đồng thì quyền và nghĩa vụ của các cổ đông OJB chấm dứt, trong đó có PVN.

Như vậy, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định, hiện nay PVN đã mất toàn bộ số vốn góp 800 tỷ đồng tại OJB, PVN phải ghi nhận khoản lỗ tương đương 800 tỷ trên sổ sách kế toán, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản của Nhà nước và của PVN.

bo cong an khang dinh pvn da mat toan bo 800 ty gop von vao oceanbank
PVN là đối tác của OJB (Nguồn: Internet)

Trước đó, trong phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 46 đồng phạm, cáo trạng của VKSND Cấp cao tại Hà Nội xác định, cuối năm 2008, PVN ký thỏa thuận với OJB để trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của OJB, Nguyễn Xuân Sơn – TGĐ Công ty tài chính Dầu Khí Việt Nam (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm chức vụ TGĐ của OJB.

Sau đó, Sơn bàn bạc với Thắm về việc huy động vốn cho OJB với hai vấn đề. Thứ nhất, để huy động được vốn từ PVN, OJB phải chi thêm khoản “chăm sóc khách hàng” (CSKH) ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng (HĐ) trên tổng số tiền gửi.

Thứ hai, giao cho Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí mà không cần trao đổi chi tiết để Sơn chủ động giải quyết.

Để có nguồn tiền chi CSKH theo yêu cầu trên, Thắm đã sử dụng Công ty Cổ phần BSC Việt Nam (Cty BSC) do Thắm thành lập đầu năm 2008 thực hiện việc ký HĐ làm dịch vụ đối với KH vay vốn tại OJB để thu phí và chỉ đạo làm quyết định bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang (người được Thắm tuyển dụng vào làm Phó trưởng phòng Pháp chế OJB) làm TGĐ Cty BSC ký các HĐ dịch vụ trong các lĩnh vực: thẩm định giá BĐS, dịch vụ đấu giá tài sản, đại lú bảo hiểm, mua bán kỳ hạn BĐS, cầm đồ, mua bán kỳ hạn các loại tài sản, hoạt động tư vấn đầu tư và các tư vấn khác, môi giới, đại diện thương mại, vay vốn Ngân hàng…

Đồng thời, Thắm giao cho Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ phụ trách tín dụng triển khai thực hiện việc ký HĐ dịch vụ, thu phí tại các khối nghiệp vụ thuộc Hội sở và các chi nhánh/phòng giao dịch OJB đối với KH vay vốn để chuyển vào tài khoản của Cty BSC.

Ngoài ra, Thắm còn giao cho Lê Thị Minh Nguyệt – thành viên Ban kiểm soát (người được Thắm ủy quyền quản lý tài chính của Cty BSC, tài khoản cá nhân của Thắm và của một số thành viên trong gia đình) thực hiện việc chi CSKH PVN theo yêu cầu của Sơn khi được Thắm chỉ đạo…

Số tiền vay được Cty BSC chuyển cho KH sử dụng. Hết thời hạn HĐ mua các tài sản/BĐS, khách hàng thanh toán cho Cty BSC tiền đã vay cộng thêm một khoản phí dưới hình thức mua lại tài sản/BĐS đã bán cho Cty BSC (hình thức hợp đồng Repo); số tiền phí mà Cty BSC thu được dưới hình thức này cũng được Thắm sử dụng thực hiện việc chi CSKH cho nhóm KH PVN theo yêu cầu của Sơn.

Bộ công an xác định hành vi của các bị can trong vụ án liên quan đến PVN như thế nào? Chúng tôi sẽ cập nhật ở những bài viết tiếp theo.

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.