Mẹ 8X tự dạy tiếng Anh cho con tại nhà, 3 tuổi đã nói vanh vách

Hai bé nhà chị Phương (Hà Nội), bé Bư (4 tuổi) và bé Tăm (1 tuổi) đều không đi học nhà trẻ như các bạn đồng trang lứa khác, mà được mẹ dạy tại nhà. Điều gì khiến bé Bư có thể nói tiếng Anh vanh vách? Cùng nghe chia sẻ của bà mẹ "kì lạ" này.

Trẻ nhỏ đến tuổi thì phải đi nhà trẻ, học mẫu giáo. Cho con đi học, con sẽ biết nhanh hơn, nhiều hơn. Đó là quan niệm chung của tất cả mọi người. Thế nhưng quan niệm đó lại không đúng với gia đình chị Đặng Phương (Hà Nội).

me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
Chị Đặng Phương cùng hai bé Bư và bé Tăm.

Hai bé nhà chị, bé Bư (4 tuổi) và bé Tăm (1 tuổi) đều không đi học nhà trẻ như các bạn đồng trang lứa khác, mà được mẹ dạy tại nhà. Chị Phương kiêm luôn vai trò vừa là mẹ, vừa là cô giáo của con. Thành quả là bé Bư (4 tuổi) có thể nói chuyện bằng tiếng Anh lưu loát với ngữ âm và ngữ điệu chuẩn không kém người bản ngữ, trong khi đó bé Tăm (1 tuổi) đã có thể nghe hiểu một số từ/cụm từ đơn giản như "daddy, ball, fish, clap your hands".

Bé Bư nói chuyện bằng tiếng Anh với mẹ.

Quyết định bỏ việc, ở nhà chăm và dạy con theo phương pháp “Homeschooling”

Chị Đặng Phương (sinh năm 1988) trước đây là giáo viên dạy tiếng Anh. Một năm trước, sau khi sinh bé thứ 2 thì chị quyết định nghỉ việc, không đi làm mà ở nhà trông, dạy và chơi với con.

"Mình nghỉ việc và dạy con tại nhà theo phương pháp homeschooling, (tạm dịch: dạy con tại nhà). Homeschooling là một khái niệm còn lạ lẫm, gây nhiều hiểu nhầm, đôi khi là cả các thái độ nghi ngờ, coi khinh. Đây là cách thức giáo dục đi ngược lại với cách giáo dục thông thường. Mặc dù cùng mục đích là giáo dục trẻ con, nhưng dạy con tại nhà là cách thức tin tưởng ở trẻ, trao trẻ quyền lựa chọn, để trẻ dẫn dắt cha mẹ để cha mẹ dựa vào mối quan tâm và thiên hướng của trẻ mà từ đó dạy con”, chị Phương chia sẻ về phương pháp dạy con tại nhà mà chị đang áp dụng rất thành công với cả hai bé.

me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
Bé Bư có thể nói tiếng Anh vanh vách ngay từ khi mới 3 tuổi.

Bé Bư được mẹ áp dụng phương pháp giáo dục tại nhà từ khi hơn 1 tuổi. Chị Phương bắt đầu dạy con thông qua các hoạt động nói chuyện bằng tiếng Anh, đọc sách, nói chuyện, tham gia vào các công việc hàng ngày. Sau đó bé Bư được học số, học chữ, các kiến thức khoa học, và nhiều thứ khác không nằm trong danh sách những điều trẻ cần học ở trường học.

Chia sẻ về lý do tại sao không cho con đi học nhà trẻ, mà lại dạy con tại nhà, chị Phương cho biết lúc đầu cũng không có ý định, vì không hiểu gì nhiều về phương pháp này. Sau đó khi bé Bư được gần 1,5-2 tuổi, chị có gặp một bạn người Úc, từ đó mới dần tìm hiểu, chủ yếu qua các tài liệu nước ngoài và quyết định lựa chọn.

“Mình quan niệm nghỉ làm, tự dạy con ở nhà cho tử tế, còn hơn là đi làm quần quật, trả tiền cho người khác dạy con nhưng không biết họ thực sự dạy con mình như thế nào, có chất lượng hay không”, chị Phương nói thêm.

Tương tác với con bằng tiếng Anh hàng ngày

Nếu được tận mắt chứng kiến hai mẹ con chị Phương nói chuyện với nhau, bạn sẽ thấy bất ngờ và thắc mắc tại sao mới 4 tuổi mà bé Bư lại có khả năng giao tiếp tiếng Anh tự tin và lưu loát đến như vậy. Bí quyết để con nói tiếng Anh giỏi là nói chuyện với con hàng ngày, thường xuyên, y như khi đang nói tiếng Việt vậy. Từ khi bé Bư 14 tháng tuổi, chị Phương đã nói chuyện tiếng Anh với con, còn bé Tăm thì chị áp dụng sớm hơn.

Khi nói chuyện tiếng Anh với hai con, chị Phương nói hoàn toàn bằng tiếng Anh chứ không xen lẫn hay giải thích bằng tiếng Việt. Những câu chuyện bằng tiếng Anh diễn ra hoàn toàn tự nhiên, đều liên quan đến những hoạt động thông thường trong ngày. Ví dụ khi bé rửa tay, chị sẽ rửa tay cùng con và mô tả lại các bước bằng tiếng Anh. Dù thời điểm đó bé chưa hiểu hết ngay, nhưng qua hành động của mẹ, bé sẽ dần tiếp thu được và nói được một câu hoàn chỉnh mà không hề sai ngữ pháp.

me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
Viết từ lên giấy dán nhiều màu - một trong những hoạt động học tiếng Anh của mẹ con chị Phương.

Giải thích lý do không cho con đi học ngoại ngữ bên ngoài, mà tự dạy con, chị Phương nói: “Nói đến tiếng Anh thì đa phần mọi người đều lo là phát âm không tốt thì đừng dạy con, nên lại nhờ đến giáo viên. Nhưng cần nhớ rằng kiểu gì khi đi học con cũng sẽ nghe phải phát âm không chuẩn của một số giáo viên. Học trên lớp thì các bé 3-5 tuổi được học chủ yếu là các từ đơn lẻ, thời lượng quá ít. Muốn con nói được thì con phải được tương tác bằng tiếng Anh một cách có ý nghĩa với người lớn”.

“Học mà chơi, chơi mà học”

Không chỉ là người mẹ tâm huyết với việc dạy con tiếng Anh, chị Phương còn đam mê chơi với con. Học mà chơi, chơi mà học là quan điểm của chị.

Ngoài dạy con tiếng Anh, chị luôn nghĩ ra nhiều trò chơi và cùng chơi với con. Những đồ chơi không cần phải đắt tiền nhưng phải là những đồ chơi giúp con khám phá và học hỏi kỹ năng. Ví dụ "trẻ bé thì thích đồ chơi có thẻ lắp, tháo, đập, ném, cho vào hộp, trẻ lớn thì thích chơi trò phân vai, thích nói chuyện và thích những trò tưởng tượng".

me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
Bé Bư xếp nam châm thành hình các con số hoặc chữ cái trên cửa tủ lạnh.
me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
Bố mẹ có thể dán băng dính giấy xuống sàn để tạo nên các ô nhảy cho con trong nhà.
me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
"Hãy tìm mua một bộ chữ cái to và cùng xếp chữ với bé".

Nếu nghe qua những gì chị Phương dạy con, có thể nhiều người nghĩ rằng không thực tế. Nhưng đó lại là những điều cơ bản nhất trong hành trình dạy con bài học về đạo đức và nhân cách.

me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach
"Cho con làm việc nhà là một cách rèn ý thức trách nhiệm và giúp bé cảm thấy mình là một thành viên quan trọng của gia đinh".

“Bạn cho con điều gì, con sẽ cho bạn điều ấy”

Theo quan niệm của chị Phương, “môi trường xã hội đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ là gia đình. Trẻ nhỏ trước khi có thể hiểu được nhiều điều thì chủ yếu học qua bắt chước. Cha mẹ đối xử với nhau, với trẻ trong gia đình ra sao thì trẻ bắt chước lại như vậy. Mỗi thành viên gia đình là những bài học cho những thành viên còn lại”.

“Không có ý định cho con đi học mẫu giáo”

Bé lớn nhà chị Phương giờ đã 4 tuổi, và chị vẫn không có ý định cho con đi học mẫu giáo mà kiên trì với phương pháp dạy con tại nhà này. Chủ yếu chị tham khảo các tài liệu nước ngoài. “Khi cho con ra ngoài, nếu không nói thì không ai biết bé không đi học mẫu giáo, thậm chí còn nghĩ bé được đi học vì bé nói được tiếng Anh”.

me 8x tu day tieng anh cho con tai nha 3 tuoi da noi vanh vach

Có lẽ nếu không được tiếp xúc và tìm hiểu, thì khó có thể tưởng tượng ra được cuộc sống “dạy con tại nhà” của bà mẹ hai con này. Trong suy nghĩ của nhiều người, hình ảnh một người mẹ ở nhà chăm con sẽ là đầu bù tóc rối, mặt mũi cau có khó chịu và những đứa con phát triển tự do, không theo một định hướng nào. Chị Phương tự nhận cuộc sống dạy con tại gia của mình gói gọn trong hai từ đơn giản: "Tự do". Ví dụ như một buổi chiều chủ nhật yên ả nào đó. “Mẹ nhấm nháp trà gừng và tranh thủ đọc sách, Tăm ngủ, chị Bư ngồi cắt dán”.

Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp
Minh Trang

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.