Cha mẹ Do Thái luôn coi trọng sự phát triển tiềm năng, bồi dưỡng khả năng thiên phú cho con. Họ cho rằng giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất. Vì vậy giáo dục sớm là phát triển tiềm năng cho con, đặt nền tảng vững chắc cho con sau này.
Dạy con cách yêu sách, đọc sách
Mẹ Do Thái cho rằng, việc yêu thích đọc sách không phải là bẩm sinh mà do cả quá trình bồi dưỡng mới có được. Mẹ Do Thái luôn ví sách vở là "mật ngọt" để trẻ em yêu thích như yêu kẹo ngọt. Thậm chí họ còn giáo dục con cái khi nhà bị cháy thì thứ đầu tiên mang đi không phải là tài sản mà là trí tuệ. Bởi trí tuệ chính là cội nguồn tạo ra sự giàu có.
Mẹ Do Thái Dạy con yêu sách và có thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ. |
Trẻ bắt đầu có hứng thú với sách vở là giai đoạn 4,5 - 5,5 tuổi. Đây là giai đoạn then chốt để giúp trẻ có niềm yêu thích với việc đọc sách. Để làm được như vậy thì vào mỗi buổi tối sau khi ăn cơm xong hoặc trước khi đi ngủ, ba mẹ đọc sách, truyện cho con khoảng 30 đến 60 phút. Thói quen này dần hình thành và sẽ là một hoạt động không thể thiếu trong ngày của trẻ.
Mẹ Do Thái không bao giờ quên nhiệm vụ đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ. |
Bồi dưỡng khả năng ghi nhớ cho trẻ từ nhỏ
Mẹ Do Thái quan niệm việc luyện trí nhớ cho trẻ từ khi còn nhỏ là rất quan trọng và việc này được rèn càng sớm càng tốt để não bộ của trẻ hoạt động linh hoạt. Trẻ Do Thái được đọc Kinh Thánh từ nhỏ. Trẻ càng nhỏ khả năng ghi nhớ vô thức càng cao. Nghĩa là trẻ có khả năng ghi nhớ nguyên mảng kiến thức, ghi nhớ mọi thứ.
Trẻ Do Thái được học Kinh Thánh từ nhỏ thì các mẹ Việt có thể dạy con các bài hát, bài thơ cho trẻ với ý nghĩ dễ hiểu. Luyện trí nhớ dần cho con thuận lợi cho việc học sau cũng như khi làm việc sau này.
Cha mẹ có thể vừa chơi cùng vừa dạy con các bài hát, bài thơ dễ hiểu để con ghi nhớ. |
Phát triển khả năng suy nghĩ độc lập
Mẹ Do Thái luôn dạy trẻ không bắt chước, ỷ lại mà phải thường xuyên suy nghĩ, vận động đầu óc để không chỉ sở hữu trí tuệ mà còn phát huy nó thành của mình và phát triển cao hơn.
Để thực hiện được điều đó mẹ khuyến khích con đặt nhiều câu hỏi và suy nghĩ, tự tìm câu trả lời, làm cho cuộc sống của con thêm phong phú như cùng đọc sách, cùng thảo luận để kích thích trí tò mò và khám phá, hạn chế tính ỷ lại của trẻ.
Quý trọng thời gian
Mẹ Do Thái coi thời gian hơn cả tiền bạc, nếu lãng phí một phút bạn có thể đã lãng phí một cơ hội tốt. Trẻ Do Thái từ nhỏ đã được dạy quý trọng thời gian. Một đứa trẻ Do thái 3 tuổi cũng biết việc lãng phí dù chỉ 10 phút là không tốt.
Khi trẻ hơn 3 tuổi đã nhận biết được các con số, mẹ có thể mua cho con một chiếc đồng hồ, dạy con cách xem giờ. Sau đó mẹ hẹn giờ hoàn thành việc để con tự xử lý và sắp xếp. Tất nhiên lúc này trẻ chưa thể học được giờ ngay nhưng ít nhất trẻ cũng dần ý thức được về thời gian và phải quý trọng thời gian.
Cần cù, chăm chỉ
Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là "Bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con". Câu nói này hàm ý bố mẹ hãy làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn cho con, chứ đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Thông thường trẻ Do Thái 2 - 3 tuổi đã có thể làm việc nhà. Người Do thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản.
Mẹ Do Thái cho con được làm việc nhà. |
Vấn đề mấu chốt của các mẹ Việt là tránh cho con rơi vào tình trạng "421" (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ), điều này sẽ chỉ khiến con thụ động, cha mẹ ông bà sẽ phải phục vụ con mãi. Từ nhỏ trẻ nên được hướng dẫn làm việc nhà, từ việc dễ đến việc khó. Nếu làm không tốt thì cần động viên khuyến khích trẻ lần sau làm tốt hơn. Luyện tập cho trẻ có thói quen làm việc nhà chăm chỉ, có trách nhiệm là mục tiêu của phương pháp giao việc nhà cho con. Bố mẹ không nên quá coi trọng kết quả tốt hay không tốt.
Khôi Nguyên
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018