Mở làn đường riêng cho buýt thường

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội đang nghiên cứu đề xuất phương án xe buýt thường có làn đường chạy riêng từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng (đường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông).

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội - cho biết trung tâm đang khảo sát về tuyến đường này, dự kiến hoàn tất trong năm nay.

Khi đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hoàn thành sẽ kết nối ngang giữa các tuyến xe buýt với nhà chờ.

"Trung tâm sẽ báo cáo lên Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội để sở đề xuất lên TP Hà Nội. Ở đây không chỉ đề xuất một làn dành cho buýt thường mà còn phương án tổ chức giao thông nên phải làm kỹ lưỡng" - ông Hải nói.

Theo ông Hải, đường Nguyễn Trãi đủ điều kiện mở làn ưu tiên cho xe buýt với độ rộng khoảng 15 m. Tuyến đường có thể tổ chức tốt cho hệ thống xe buýt gom kết nối với tuyến đường sắt trên cao để thu hút khách.

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết sở sẽ nghiên cứu và có ý kiến cụ thể về vấn đề này sau khi nhận báo cáo.

mo lan duong rieng cho buyt thuong

Kẹt xe trên đường Tây Sơn, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Trước đây, Hà Nội đã tổ chức làn ưu tiên cho xe buýt thường trên tuyến đường này nhưng sau đã bỏ để bảo đảm thi công đường sắt trên cao.

Trên tuyến đường riêng từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng hiện nay, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành.

Các lô cốt đã được tháo dỡ trả lại mặt đường cho các phương tiện giao thông mỗi bên khoảng 15 m.

Anh Nguyễn Văn Hoàn (trú quận Hà Đông) cho rằng Hà Nội đã bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng vào tuyến xe buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa nhưng không đạt kỳ vọng.

Nhiều lúc BRT rất vắng khách, trong khi phương tiện khác phải chật vật lưu thông. "Tôi lo đề xuất này sẽ đi vào vết xe đổ của BRT" - anh Hoàn nêu cảm nghĩ.

Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng làn riêng cho xe buýt thường sẽ chiếm trọn 1/3 diện tích mặt đường Nguyễn Trãi.

Do vậy, xe máy, ôtô đổ dồn sang các làn đường còn lại, dễ gây ùn tắc nghiêm trọng hơn.

Về việc này, ông Bùi Danh Liên, cựu Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng việc nghiên cứu để cải thiện chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian của xe buýt là đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên sắp tới, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hoạt động thì xe buýt sẽ không còn đóng vai trò vận chuyển hành khách chính trên tuyến đường này.

Ngoài ra, theo ông Liên, nhiều năm nay, xe buýt vẫn đang phải bù lỗ. Nếu dành thêm ưu tiên, đầu tư thêm cho xe buýt trong bối cảnh ngân sách của TP khó khăn mà không đạt hiệu quả thì sẽ gây lãng phí.

Trong khi đó, TS Đinh Thị Thanh Bình, Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, đánh giá việc mở làn riêng cho buýt thường trên đường Nguyễn Trãi hoàn toàn khả thi. Bởi vì trước đó, trên chính tuyến đường này cũng đã có làn ưu tiên cho xe buýt.

"Hiện nay, 2 làn đường Nguyễn Trãi rộng, thông thoáng hơn, các mặt cắt đều đã có hầm chui như ở Khuất Duy Tiến.

Ngoài ra, các dải phân cách trước kia cũng đã được phá bỏ nên đoạn đường này càng rộng hơn" - bà Bình nói.

mo lan duong rieng cho buyt thuong 'Hot' nhất tuần qua: Buýt hai tầng và chuyện du khách mặc áo mưa ngồi xe mui trần

Ba chiếc xe buýt hai tầng chính thức được đưa vào hoạt động tại Hà Nội kể từ ngày 30/5 vừa qua, với mức giá ...

mo lan duong rieng cho buyt thuong Xe buýt mui trần vắng 'như chùa Bà Đanh', Tổng Công ty vận tải Hà Nội nói gì?

“Một loại hình vận tải mới được đưa vào vận hành cần thời gian để kiểm chứng hiệu quả”, ông Bùi Hồng Sơn, Phó Tổng ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.