Móc khóa chứa động vật sống bị chỉ trích tại Trung Quốc

Móc khóa chứa những sinh vật sống đang được bán nhiều ở thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, với giá 3-4 USD, bất chấp nhiều ý kiến bất bình và phản đối. 
moc khoa chua dong vat song bi chi trich tai trung quoc Cả làng Trung Quốc ly hôn để đòi thêm tiền bồi thường
moc khoa chua dong vat song bi chi trich tai trung quoc Những phiên bản nhái công trình nổi tiếng thế giới ở Trung Quốc
moc khoa chua dong vat song bi chi trich tai trung quoc
Những con vật còn sống bị nhét trong túi nhựa có nước oxy hóa. Ảnh: The Star

Trên chuyến đi tới thành phố Hạ Môn, phóng viên của The Star phát hiện các tiểu thương dọc chợ du lịch Zeng Cuo’an rao bán "móc khóa thú cưng". Mỗi chiếc móc khóa có giá từ 15 tới 20 nhân dân tệ (khoảng 3-4 USD).

Rùa, cá và kỳ nhông được đặt trong túi nhựa nhỏ đủ màu sắc có nước oxy hóa. Bên trong túi nhựa là một viên thức ăn duy nhất. Mỗi túi gắn với chìa khóa để người dùng gắn vào túi xách hoặc điện thoại di động. Các móc khóa được bán làm quà lưu niệm và thu hút sự chú ý của người qua đường.

Theo người bán hàng, các con vật trong túi có thể sống tới 3 tháng mà không cần phải cho ăn.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Sam Walton, cựu giảng viên trường Đại học Terengganu (Malaysia), thiếu oxy hay thức ăn không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các sinh vật chết. “Dù có đủ oxy và thức ăn trong túi nhựa, nhưng chất thải từ hoạt động tiêu hóa và hô hấp của con vật sẽ giết chúng”, ông nói.

Theo Tiến sĩ Walton, động vật thủy sinh rất nhạy cảm với những biến động nhiệt độ nên sống trong túi cũng "bí bách" như trong nhà kính. Sốc nhiệt và vật lý từ những chấn động xung quanh có thể sẽ giết chết các loài động vật trước bất kỳ nguyên nhân khác.

Gọi việc bày bán móc khóa động vật sống là hành động “ngược đãi động vật”, Tiến sĩ Walton giải thích, những con vật bị đưa khỏi môi trường sống và chết chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thiếu hiểu biết.

“Thật ghê tởm khi biến sinh vật sống thành phụ kiện thời trang và hưởng lợi nhuận từ cái chết của chúng”, ông nói.

Hình ảnh các móc khóa sinh vật sống lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc năm 2011 đã tạo ra làn sóng phản đối trong dư luận, khiến các nhà hoạt động vì quyền động vật thất vọng. Họ đã gửi kiến nghị tới chính phủ, đề nghị ra lệnh cấm bán móc khóa động vật sống.

Theo SCMP, Trung Quốc giới thiệu dự thảo luật bảo vệ động vật toàn diện đầu tiên vào tháng 9/2009, nhưng không có sự tiến triển nào khác được ghi nhận.

chọn
Hai luật lớn về bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm nửa năm.