Mối tình đồng tính xuyên lục địa của hai người lính Iraq trong chiến tranh

Yêu nhau trong thời điểm nóng của cuộc chiến tranh Iraq, nhưng đôi đồng tính Allami và Hrebid đã vượt qua tất cả để đến với nhau trong một ngôi nhà mới cách xa hàng vạn dặm nơi họ sinh ra.
moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh Cặp đồng tính nam quyến rũ và lời cầu hôn ngay giữa trận bóng chày

Mỗi đêm, khi những tiếng súng bắt đầu trở nên im ắng, tại chiến trường Iraq, người lính Btoo Allami lại mời người đồng đội Nayyef Hrebid đến ăn tối.

Ánh mắt họ trao nhau đầy ngọt ngào và tình tứ giữa chiến trường đầy bụi tại Ramdi. Họ dành cho nhau những giây phút ấm áp, lắng nghe những bản tình yêu lãng mạn, cùng nằm bên nhau thủ thỉ về cuộc sống.

moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh
Bức ảnh chụp cặp đôi Allami và Hrebid trước cửa nhà vào ngày 13/08/2017 tại Seattle. (Ảnh: CNN).

Cách đây hơn 10 năm trước, Allami là một trung sĩ trong quân đội Iraq. Sau đó, anh trở thành một dịch giả cho Hải quân Hoa Kỳ.

Trong chảo lửa của chiến tranh, những người lính chỉ biết nói chuyện với nhau vào lúc đêm muộn khi cả bầu trời đã chìm trong bóng đêm. Allami đã yêu Hrebid, không một chút sợ hãi rằng cuộc chiến sẽ làm rạn nứt đi tình yêu của họ. Nhưng anh sợ những điều không may mắn sẽ đến với người yêu của mình.

Và câu chuyện tình yêu của họ đã đi qua hai lục địa, khi họ gia nhập vào 22 triệu người tị nạn trên thế giới. Tất cả cùng chạy trốn chiến tranh, cùng trải qua sự nghèo đói, những tiếng súng, áp lực từ đồng đội, người thân...

Phải lòng

Cả Hrebid lẫn Allami đều biết người kia là gay. Thế nhưng, họ tự biết rằng, Iraq không phải là một quốc gia ủng hộ tình yêu đồng giới, cũng sẽ chẳng có gì tốt đẹp hơn khi người ta công khai là đồng tính. Những người LGBT ở Iraq có nguy cơ bị quấy rối, đánh đập, và bị giết tàn bạo. Đôi khi họ bị chính những người thân trong gia đình đối xử tồi tệ. Và ở nơi đây, cũng không ít những câu chuyện người đồng tính nam bị quân khủng bố ISIS ném từ trên các tòa nhà cao tầng xuống.

Song, tình yêu đã khiến hai trái tim người lính sát lại gần bên nhau. Bất chấp những rủi ro, Allami vẫn tìm cho mình một cơ hội để ngỏ lời với Hrebid. Anh nói: “Anh yêu em” với Hrebid. Hrebid không nói một lời, nhưng kéo Allami lại gần và trao cho anh ấy một nụ hôn. Một nụ hôn đủ khiến Allami vui mừng và không ăn trong vòng hai ngày. Vào thời điểm đó, anh đâu biết, Hrebid đã phải lòng anh ngay từ đầu bởi thái độ bình tĩnh, bởi mái tóc đen ánh.

Tình yêu của họ dành cho nhau ngày càng trở nên khăng khít nhưng tất cả chỉ diễn ra trong im lặng. Họ biết, chỉ cần một lời công khai thì họ sẽ phải đối mặt với bản án tử.

Đêm chia cắt

Trước những áp lực từ gia đình và chiến trường, tháng 3 năm 2009, Hrebid xin đi tị nạn, đây là một phần trong chương trình ưu tiên dành người Iraq và người Afghanistan của chính phủ Hoa Kỳ. Đơn của Hrebid đã được chấp thuận 8 tháng sau đó.

moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh
Hrebid đã tự phác họa lại hình ảnh cuộc sống của họ. (Ảnh: CNN)

Ngay trong đêm nhận được visa Mỹ, Hrebid và Allami đã ôm nhau khóc. Họ sợ hãi trong tương lai sẽ không thể kề vai sát cánh bên nhau. Nhưng cả hai đã phải tự nhủ cố gắng vượt qua tất cả. Hrebia và Allami đã có một đêm dành cho nhau trọn vẹn.

Tháng 12 năm 2009, Hrebid bay tới Seattle để lại Allami phía sau. Nhưng họ vẫn giữ liên lạc cùng nhau.

Trong một lần họ trò chuyện với nhau qua Skype, những người họ hàng của Allami đã nghe được cuộc điện thoại và biết được anh là gay. Ngay lập tức, những người thân đã cho rằng anh đang trở thành nỗi ô nhục cho gia đình. Kể từ thời điểm bị phát hiện, Allami đã quyết định bỏ quân đội, ra đi với một chiếc ba lô nhỏ cùng ít quần áo.

Trong khi đó, Hrebid đã chạy trốn được sang Lebanon vào tháng 11 năm 2010. Vượt qua một chặng đường bảy ngàn dặm, Hrebid đã bắt đầu một cuộc sống mới của mình tại Seattle, nơi mà anh không quen biết một ai. Nhưng dù sao, anh vẫn cảm thấy mình được an toàn còn Allami đang phải đối mặt với hàng loạt các nguy hiểm khác.

Sống trong bóng tối

Tháng 12 năm 2010, không thể gia nhập vào đội tị nạn như Hrebid, Allami đành nộp đơn xin tị nạn từ phía cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc. Điều không may mắn là Allami phải trải qua 8 lần phỏng vấn nhưng bị thất bại.

moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh
Một lá thư tình mà họ từng gửi cho nhau. (Ảnh: CNN).

Đất nước mà Allami ưu tiên trong đơn tị nạn là Mỹ nhưng việc chờ đợi quá lâu đã khiến anh quyết định nộp đơn xin thị thực tại Canada. Tháng 3 năm 2013, tức gần ba năm sau, anh mới rời khỏi được Iraq. Allami đến Beirut, Canada vào tháng 5 năm 2015. Anh và Hrebid cách nhau 150 dặm.

Cuộc sống mới của Allami ở Beirut không hề liên quan đến những bữa tiệc và mối quan hệ nào mới. Anh sống trong 'thầm lặng', làm việc bất hợp pháp với tư cách là nhân viên kinh doanh giày. Hrebid đã cố gắng duy trì việc gửi tiền cho Allami để có thể tìm cách đưa người yêu đến Seattle cùng mình.

moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh
Đám cưới của cặp đôi. (Ảnh: CNN)

Mệt mỏi vì cuộc sống mới, Allami chìm sâu hơn trong trầm cảm. Khi tối đến, anh ngập trong những chai bia. Thương người yêu, Hrebid tự đổ lỗi cho mình.

Mặc dù có sự khác biệt về thời gian, nhưng họ vẫn cố gắng hết sức duy trì mối quan hệ hiện tại. Họ nói chuyện với nhau mỗi ngày, và ăn chung cùng nhau, dù bữa sáng của người này là bữa tối của người kia.

moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh
Những bức ảnh cưới được treo trong nhà. (Ảnh: CNN)

Hrebid nhớ lại: "Chúng tôi đã nấu ăn cùng nhau, và thảo luận những điều gần giống như khi chúng tôi sống bên nhau.”

Họ viết cho nhau những lá thư về tình yêu bất diệt của mình. "Trái tim anh tan ra theo tiếng nói của em," một bức thư viết. "Khi anh nhìn vào mắt em, anh thấy cả một bầu trời trong trẻo."

Họ mơ ước được về cùng nhau trong một mái ấm. Hrebid lái xe đến Vancouver, Canada mỗi cuối tuần để gặp Allami. Vào ngày Valentine năm 2014, họ cưới nhau tại Vancouver.

Hạnh phúc khi về chung một nhà

Vào thời điểm Washington công nhận hôn nhân đồng giới, Hrebid nhanh chóng xin thị thực cho người chồng mới của mình tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Montreal.

Khi viên chức lãnh sự chấp thuận, Allami ngồi xuống sàn và khóc còn Hrebid hét lên hạnh phúc.

Allami nói: "Tôi đã nhờ người đại sứ quán nhắc lại một lần nữa để chắc chắn rằng, đây không phải là một giấc mơ."

Ngày 6 tháng 3 năm 2015 mãi mãi sẽ được khắc sâu trong tâm trí của Allami. Cuối cùng anh cũng chuyển đến Seattle để ở với Hrebid.

moi tinh dong tinh xuyen luc dia cua hai nguoi linh iraq trong chien tranh
Cả hai hạnh phúc khi về chung một nhà. (Ảnh: CNN).

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2015, họ đã có đám cưới ước mơ của mình tại ngôi nhà ở Failla với sự chúc phúc từ bạn bè xung quanh.

Mặc dù không thể trở lại Iraq vì lo lắng đến tính mạng, cả hai đã tự định nghĩa về “ngôi nhà” của mình theo cách riêng. "Anh ấy là gia đình tôi, anh ấy là nơi an toàn của tôi, tình yêu của tôi", Allami nói khi Hrebid nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt của anh. "Tôi có thể không có quê hương của chính mình nhưng bây giờ anh ấy là quê hương của tôi."

"Out of Iraq" là một bộ phim tài liệu về mối tình lãng mạn của Allami và Hrebid và cuộc chiến chống lại tị nạn. Bộ phim đã giành được giải Emmy cho hạng mục 'Phim truyền hình xuất sắc'.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.