Trước tình hình đại dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường, việc trang bị những kiến thức cơ bản và chính xác về bệnh dịch này là điều cần thiết để tránh những nỗi sợ không đáng có, đồng thời nâng cao nhận thức và kiến thức về việc phòng chống dịch bệnh một cách đúng đắn và hiệu quả. Những thông tin sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc, bối rối về dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hiện nay.
Các triệu chứng nhiễm Covid-19 bao gồm sốt, ho khan, mệt mỏi và khó thở hoặc thở hụt hơi. Bệnh gây tổn thương phổi và viêm phổi. Một số trong những triệu chứng này trùng lặp với bệnh cúm, khiến việc xác định bệnh trở nên khó khăn.
Bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc tiêu chảy. Hầu hết mọi người sẽ đổ bệnh sau năm đến bảy ngày từ lúc phơi nhiễm, nhưng các triệu chứng có thể xuất hiện sau ít nhất hai ngày hoặc nhiều nhất là 14 ngày.
Trong một số trường hợp, có những người xuất hiện với tình trạng sức khỏe ổn định nhưng nhanh chóng xấu đi trong tuần thứ hai.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân khi có triệu chứng như sốt, ho, khó thở; và có tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm Covid-19 như:
+ Sống trong hoặc đã đi đến một khu vực có ổ dịch Covid-19 hoặc
+ Đã tiếp xúc gần gũi với một người đã đi đến một khu vực có ổ dịch hoặc
+ Đã tiếp xúc gần gũi với bất cứ ai bị nhiễm bệnh.
Thì hãy đến bệnh viện tuyến quận, huyện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Trước khi đến khám bệnh, người dân hãy điện thoại thông báo biểu hiện bệnh và tiền sử tiếp xúc, đi lại với cơ sở y tế để được hướng dẫn phù hợp.
Việc gọi cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bạn đến sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị cho chuyến thăm khám của bạn và ngăn chặn sự lây lan của virus sang người khác trong phòng khám. Hãy nhớ đeo khẩu trang khi bạn đến cơ sở khám và khi bạn đến nơi công cộng. Nếu bạn không có khẩu trang, bạn có thể tạo một khẩu trang tạm thời từ vải hoặc áo phông.
Người dân có thể điện thoại đến đường dây nóng 1900 9095 hoặc 1900 3228, hoặc truy cập trang ncov.moh.gov.vn, hay tải ứng dụng Sức khỏe Việt Nam trên các thiết bị di động, để được cung cấp thông tin, số điện thoại nơi khám bệnh gần nhất, đồng thời, tương tác và theo dõi sức khỏe.
Các đội phản ứng nhanh của Bộ Y tế luôn thường trực hỗ trợ các bệnh viện tuyến quận, huyện trong công tác khám, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, taxi, và bạn nên tự cách li mình khỏi những người và động vật trong nhà càng sớm càng tốt. Điều đó có nghĩa là không để bất cứ ai vào phòng của bạn và, tốt nhất là không dùng chung phòng tắm. Những người khác nên ở cách bạn ít nhất 1m và tránh bất kì bề mặt nào mà bạn có thể ho vào hoặc chạm vào, bao gồm tay nắm cửa, đĩa, cốc và khăn tắm.
Thực hiện theo các bước tương tự được liệt kê ở trên nếu bạn nghĩ rằng con cái của bạn, hoặc bất kì ai khác trong gia đình, nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Cả Covid-19 và cúm đều nguy hiểm nhất đối với những người trên 65 tuổi hoặc đã mắc sẵn các bệnh mãn tính hoặc có hệ thống miễn dịch yếu. Trẻ em bị nhiễm Covid-19 có triệu chứng biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng, và không rõ khả năng lây truyền Covid-19 cho thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành như thế nào.
Các virus corona chủng mới dường như lây lan rất dễ dàng, đặc biệt là trong các không gian kín như nhà, bệnh viện, nhà thờ và tàu du lịch. Chúng lây lan qua các giọt trong không khí và trên các bề mặt do người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi bắn ra.
Một nghiên cứu về virus corona chủng mới cho thấy chúng tồn tại trên kim loại, thủy tinh và nhựa từ hai giờ đến chín ngày. Nhưng có một tin tốt: Virus này tương đối dễ tiêu diệt bằng cách sử dụng bất kì chất khử trùng hoặc thuốc tẩy đơn giản nào.
Thêm nữa, các giọt này có thể bám trên các bề mặt của găng tay cao su. Một số chuyên gia khuyên bạn nên đeo găng tay bằng vải hoặc da có thể thấm những giọt nước. Và không chạm lên mặt khi đeo găng tay hoặc tay chưa được rửa sạch.
Điều đó vẫn chưa được kết luận. Đây là một loại vi-rút mới và bất cứ ai đều dễ bị nhiễm. Khả năng truyền nhiễm của cúm thường giảm trong thời tiết nóng và Virus SARS-CoV gây đại dịch SARS năm 2003 xuất hiện vào mùa đông 2002 và đã được kiểm soát toàn cầu vào tháng sáu năm sau.
Nhưng SARS đã bị đánh bại bởi các biện pháp ngăn chặn tích cực, không phải do thời tiết. Bốn loại virus corona nhẹ gây cảm lạnh thông thường vẫn phát tán trong thời tiết ấm áp và gây bệnh "cảm lạnh mùa hè".
Điều nguy hiểm nhất của dịch bệnh Covid-19 chính là sự lây lan nhanh chóng cho cộng đồng. Bị nhiễm Covid-19 không đồng nghĩa với việc tính mạng bị đe dọa.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, ông Vũ Trường Sơn - bác sĩ Nội tổng quát, Trưởng đội Phòng chống Nhiễm khuẩn Bệnh viện FV cho biết, đại đa phần các trường hợp nhiễm Covid-19 là tự khỏi, khi cách li, các bệnh nhân phần lớn chỉ cần nhận những chăm sóc nâng đỡ, ví dụ như uống thuốc hạ sốt khi bị sốt, thuốc giảm đau khi bị đau, không có thuốc đặc trị và đa phần các bệnh nhân đã tự khỏi. Trừ một phần nhỏ trường hợp đặc biệt như người lớn tuổi, sức đề kháng của cơ thể đã kém, hay đã mắc các bệnh mãn tính sẽ cần phải chăm sóc, điều trị đặc biệt.
Vì vậy người dân không nên quá sợ hãi và hoang mang trước bệnh dịch, ngược lại, không được chủ quan và nghiêm túc thực hiện tốt những biện pháp đã được Bộ Y tế hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19! Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cho người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp:
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn;
+ Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo;
+ Tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng;
+ Hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1 m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở;
+ Thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường;
+ Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.
Những lưu ý khi rửa tay
1. Rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 30 giây để phòng dịch bệnh Covid-19. Rửa tay nhiều lần trong ngày; sau khi ho, hắt hơi; sau khi tháo khẩu trang; sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sau khi tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; trước các bữa ăn và trước, trong khi chế biến thực phẩm; sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; sau khi đi vệ sinh.
2. Khi không có xà phòng và nước sạch, có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp vệ sinh hô hấp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và sử dụng khẩu trang đúng cách.