Một số kỹ năng sơ cứu cơ bản, tránh các rủi ro đáng tiếc

TS.BS Nguyễn Đức Chính, trưởng khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: Mỗi năm Bệnh viện Việt Đức cấp cứu cho 33-35.000 trường hợp tai nạn thương tích, thống kê cho thấy rất nhiều nạn nhân không được cấp cứu ban đầu hoặc cấp cứu không đúng cách.
 
ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec Những dấu hiệu nhận biết rau hữu cơ
ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec Sai lầm chết người khi cứu đuối nước theo cách này
ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec
Cần có những kiến thức cơ bản về sơ cứu mới có thể giúp đỡ các nạn nhân (Ảnh: sayfc)

TS.BS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kể lại: có trường hợp tai nạn ngã từ giàn giáo trên cao xuống, anh em công nhân vội vã bế nạn nhân vào bệnh viện để cấp cứu, nhưng khi đến nơi thì nạn nhân đã bị liệt tứ chi vì khi bị chấn thương đốt sống cổ, việc bế nạn nhân vô tình làm cho tình hình của nạn nhân thêm xấu đi.

Bài viết này sẽ hướng dẫn một số kỹ thuật sơ cứu cơ bản để chúng ta không phải nhận những rủi ro đáng tiếc nào do lòng tốt của mình gây ra:

Kỹ năng sơ cứu người bị chảy máu nhiều

ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec
Với những nạn nhân bị chảy máu nhiều điều quan trọng là phải sơ cứu để cầm máu (Ảnh: vietq)

Trước khi tiến hành sơ cứu bạn cần rửa sạch tay và đeo gang tay y tế, nếu không sẵn có thì túi ni lông sạch cũng là một giải pháp tốt. Tiếp tục thực hiện theo các bước sau:

  • Đỡ nạn nhân nằm, ủ ấm cho nạn nhân và kê cao phần bị mất máu.
  • Lau nhẹ bụi bẩn và nếu vết thương có dị vật tuyệt đối không cố lấy ra những dị vật mắc sâu vào người nạn nhân như đinh, mảnh thuỷ tinh,…
  • Dùng bông hoặc vải sạch áp chặt lên vết thương, đối với những vết thương có dị vật nên cuốn bông băng quanh vết thương. Nếu thấy máu thấm nhiều có thể thêm bông băng.
  • Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy không ngừng thì chúng ta chặn cho máu ngưng chảy bằng cách ép động mạnh ở các vị trí trên khuỷu tay và dưới nách; trên đầu gối và dưới háng.
  • Trường hợp bị tai nạn đứt chi chúng ta cần cuốn băng gạc thật chặt cách vết thương khoảng 3 đến 5 cm. Cứ sau 15 phút lại nới lỏng phần đã băng gạc đã cuốn ra vài giây.
  • Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Kỹ năng sơ cứu người bị bỏng

ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec
Việc sơ cứu đầu tiên là cần loại bỏ nguyên nhân gây bỏng. (Ảnh: pinimg)
  • Cởi bỏ quần áo ra khỏi vùng bỏng, còn với những người bị bỏng nặng tuyệt đối không làm việc này vì rất dễ dẫn tới bị lột da.
  • Sau đó dùng khăn lạnh hoặc ngâm vết bỏng vào nước sạch khoảng 20 phút.
  • Một lưu ý quan trọng là không được lấy nước đá chườm lên vết bỏng, không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết thương, không làm tổn thương các nốt phỏng vì nó sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng.
  • Sau đó hãy nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Kỹ năng sơ cứu người bị bong gân, trật khớp

ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec
(Ảnh: bestankletreatment)

Sơ cứu người bị bong gân:

  • Không cố cử động chỗ bong gân. Kê cao phần bị tổn thương.
  • Chườm đá hoặc nước lạnh tại vùng bị tổn thương khoảng 15 phút
  • Dùng băng để băng ép nhẹ vùng bị bong gân lại để giảm đau và sưng
  • Nếu thấy đầu chi tái nhợt cần nới lỏng băng ép.
  • Trong trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện.

Sơ cứu người bị trật khớp:

  • Tuyệt đối không tự ý nắn khớp, không cử động khớp bị trật
  • Chườm nước lạnh vùng bị trật. Không được thoa bóp dầu nóng
  • Cố định tư thế mà khớp đang ở vị trí bị trật
  • Đưa nạn nhân tới bệnh viện.

Kỹ năng sơ cứu người bị gãy xương, chấn thương cột sống

ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec
Kỹ năng sơ cứu đối với người bị gãy xương, chấn thương cột sống cực kỳ phức tạp (Ảnh: ytimg)
  • Trước tiên cần gọi xe cấp cứu đến ngay
  • Xem xét hiện trường và đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường nguy hiểm để tiến hành sơ cứu. Việc này cần tối thiểu 2 người hỗ trợ vì không cẩn thận sẽ khiến nạn nhân bị tổn thương nặng hơn.
  • Lưu ý: tay luồn vào nách để kéo nạn nhân từ phía sau, chú ý giữ cổ thẳng và bảo vệ cột sống lưng. Nếu nạn nhân bị gãy xương, dùng nẹp bằng gỗ hoặc tre và dây để cố định phần xương đã bị gãy. Nếu chảy máu thì nhanh chóng cầm máu.
  • Với chấn thương ở khu vực cột sống cổ, cần cố định bằng cách dùng gối mềm, vải hoặc quần áo để cố định hai bên đầu, sau đó đặt nằm thẳng lên cáng rồi đưa đi cấp cứu.

Kỹ năng sơ cứu người bị chảy máu cam

ky nang so cuu co ban de tranh cac rui ro dang tiec
Chảy máu cam là hiện tượng rất hay gặp trong cuộc sống (Ảnh: haberzup)
  • Để người bệnh ngồi thẳng, dùng tay bóp chặt mũi, giữ như vậy từ 5 đến 10 phút. Tuyệt đối không nên ngửa cổ ra sau vì dễ khiến người bị bệnh bị sặc, ho ra máu. Nếu máu chảy xuống miệng hãy để chúng chảy ra ngoài, không được nuốt.
  • Sau khi cầm được máu, không nên cúi xuống trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu cam, không nên ngoáy mũi hay xỉ mũi.

Những lưu ý trước khi tiến hành sơ cứu

- Nguyên tắc đầu tiên để cứu người là gọi điện thoại cấp cứu đến các bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cứu người.

- Nếu bạn không biết chắc chắn là phải làm gì, sơ cứu cho nạn nhân như thế nào thì hãy chờ những người có chuyên môn đến giúp đỡ.

- Không tự ý đụng chạm hay di chuyển bệnh nhân, cũng không được cho bệnh nhân uống bất kỳ thứ thuốc gì khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Tuyệt đối không chạm vào người đang bị điện giật mà hãy cố gắng tắt nguồn điện hoặc dùng vật không dẫn điện như gậy gỗ để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.

- Chú ý an toàn cho bản thân mình, vì nếu bị thương bạn sẽ không giúp được ai cả.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.