Sơ cứu đúng cách khi có người bị bỏng do hỏa hoạn | |
Vụ cháy chung cư 13 người chết ở TP.HCM: Làm sao xử lý vết bỏng sau hỏa hoạn? | |
10 sai lầm thường gặp khi sơ cứu người bị thương |
Sơ cứu và chăm sóc người bị thương
1. Di chuyển người bị thương ra khỏi môi trường bị nạn.
Cầm máu vết thương.
- Đối với các chi nhỏ (ngón tay hoặc chân, bàn tay, cổ tay): Có thể băng ép trọng điểm cầm máu.
Sơ cứu, bảo quản phần chi nhỏ bị đứt lìa |
- Đối với các chi lớn (bàn chân, cổ chân, cánh tay, cẳng chân): Garo cầm máu, nếu trong điều kiện khó khăn không có sự hỗ trợ y tế có thể dùng vải sạch quấn nhiều vòng quanh chi. Lưu ý không siết quá chặt phía trên vết đứt rời 10cm để garo (nếu thời gian vận chuyển người bệnh từ nơi bị nạn đến bệnh viện dài thì nên xả garo 90 phút một lần).
Thực hiện các bước để tránh sốc:
+ Đặt người bệnh nằm và giữ ấm cơ thể bằng cách đắp chăn lên người.
+ Nâng cao vị trí vết thương lên cao bằng tim để duy trì tuần hoàn và lưu lượng máu tới các cơ quan quan trọng.
Cần tránh mất máu là ưu tiên trong bước sơ cứu này.
Bảo tồn chi bị đứt lìa
1. Nhẹ nhàng rửa chi bằng nước muối hoặc nước sôi để nguội nhằm làm trôi đi các dị vật.
Bao gói phần chi đứt bằng miếng gạc sạch hoặc vải sạch. Đặt chi đã được bao gói vào túi nylon sạch và buộc chặt miệng túi. Đặt túi đựng chi vào xô (túi, hộp, thùng) có chứa nước đá lạnh.
Các thao tác bảo tồn cần làm nhanh nhưng phải cẩn thận, nhẹ nhàng sau đó vận chuyển bộ phận bị đứt lìa đã được bảo quản cùng nạn nhân đến bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình càng sớm càng tốt.