Một tháng sau vụ phượt thủ mất tích: Bài học kinh nghiệm cho những ai đam mê trekking

Tà Năng - Phan Dũng là cung đường đẹp nhất Việt Nam, được nhiều phượt thủ lựa chọn chinh phục vào nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên sau vụ mất tích chấn động vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của nhiều bạn trẻ có đam mê chinh phục cung đường này.

Ngày 11/5, anh Thi An Kiện (ngụ TP HCM) cùng 6 người bạn xuất phát từ Lâm Đồng tham gia chinh phục cung đường Tà Năng - Phan Dũng thuộc địa phận 2 tỉnh Lâm Đồng - Bình Thuận. Đến 12h trưa ngày 12/5, Kiện bị lạc khỏi nhóm tại một ngã ba. Công cuộc tìm kiếm Kiện kéo dài hơn 9 ngày với hơn 100 các porter, người có kinh nghiệm và lực lượng chức năng. Sau đó, phải mất hơn 3 ngày mới có thể đưa được thi thể nam phượt thủ ra khỏi thác Lao Phào. Đến 21h ngày 23/5, Kiện đã được về với gia đình.

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking
Hình ảnh Thi An Kiện trước khi mất tích. (Ảnh: Trần Cao Thành)

Tà Năng - Phan Dũng được xem là điểm đến lý tưởng của các phượt thủ trong và ngoài nước vì nhiều cảnh đẹp, hoang sơ nhưng cũng chứa đầy nguy hiểm khi có rất nhiều vực thẳm, sông suối. Vụ việc nữ phượt thủ bị lũ cuốn trôi khi băng qua suối năm 2017 và vụ mất tích của Kiện tại cung đường này chính là bài học lớn đối với các phượt thủ.

Với thể loại trekking, người tham gia phải tự trang bị cho mình kiến thức và những kỹ năng cần thiết vì không thể tự lường trước hết các tình huống xảy ra trong chuyến đi. Tà Năng - Phan Dũng có nhiều ngã ba, ngã tư, nhiều khu vực địa hình hiểm trở như thác Lao Phào, thác Yaly, nếu không có người dẫn đường chuyên nghiệp, bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm và thời gian sẽ kéo dài tới 4 - 5 ngày chứ không phải 2 hoặc 3 ngày như những người rành đường.

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking
Người tham gia trekking phải tự trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết. (Ảnh: Lê Bảo)

Trao đổi với Lê Bảo, người có kinh nghiệm trong dẫn tour trekking Tà Năng - Phan Dũng, anh cũng là người tham gia cứu hộ tìm kiếm nam phượt thủ mất tích vừa qua. Chia sẻ về loại hình du lịch mạo hiểm này, Lê Bảo nói: “Bản thân Bảo là người sinh ra ở núi rừng, yêu thích khám phá thiên nhiên từ nhỏ. Loại hình du lịch này hoàn toàn phù hợp với bản thân, trước đây mình thường dẫn cung, đưa các bạn trẻ có hiểu biết đi trekking tại các cung đường đẹp. Khi trào lưu trekking phát triển rộng rãi, bản thân cũng có khả năng và kinh nghiệm nên Bảo quyết định trở thành một hướng dẫn chuyên nghiệp, cũng là cách để duy trì niềm đam mê của mình”.

Hiện nay vẫn còn nhiều người chưa đáp ứng được yêu cầu của một hướng dẫn viên. Mặc dù đây là một loại hình du lịch mạo hiểm nhưng hoạt hoạt động kinh doanh khai thác du lịch trên cung đường Tà Năng - Phan Dũng vẫn là tự do, chưa thông qua sự kiểm soát của cơ quan ban ngành nào.

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking
Buổi sáng ở Tà Năng - Phan Dũng. (Ảnh: Thu Huệ)

Lê Bảo chia sẻ: “Để đảm bảo an toàn cho khách hàng thì mỗi người làm tour guide phải đáp ứng những kỹ năng nhất định. Kỹ năng sinh tồn, kỹ năng rừng núi, kỹ năng dẫn đường và thuộc đường… là chắc chắn phải có. Nhưng đặc biệt một người hướng dẫn phải có kỹ năng kiểm soát an toàn cho bản thân và đoàn của mình. Kỹ năng này phải được đào tạo qua trường lớp chuyên nghiệp chứ không đơn thuần là kinh nghiệm là tự có”.

Trả lời về những vấn đề xoay quanh vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra khi trekking tại Tà Năng - Phan Dũng, anh Bảo nói: “Cả trường hợp chị Quân bị lũ cuốn trôi khi trekking cho tới việc Kiện mất tích, Bảo đều tham gia cứu hộ và chứng kiến sự việc. Theo những ngày tìm kiếm thì ban đầu sau khi bị lạc, Kiện có thể đã bị hoảng sợ và cố gắng tìm đường ra ngoài. Bạn ấy có thể lực tốt và cố gắng tìm đường ra ngoài nhưng vô tình có thể Kiện đã bị té trong lúc đó. Hướng đi và nơi tìm thấy nạn nhân cũng có nhiều điều khó hiểu vì khu vực thác Lao Phào có địa hình rất hiểm trở”, anh Bảo nói thêm.

Sau hai vụ tai nạn thương tâm xảy ra, nhiều người có cảm giác lo sợ và ngần ngại trước khi lựa chọn cung đường trekking cũng là điều dễ hiểu. Vào độ tháng 6 đến tháng 7, mùa cỏ mọc là thời điểm thích hợp để trekking Tà Năng - Phan Dũng nhưng nhiều người đã không còn mặn mà với tour này như trước. Anh Bảo chia sẻ: “Mặc dù cung đường này khá an toàn và dễ đi nhưng hai vụ việc xảy ra đều do đi sai nguyên tắc và không đảm bảo kỹ năng. Việc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đối với các bên tổ chức tour trekking. Số lượng khách chọn tour ít hơn trước rất nhiều, tâm thế của họ cũng lo sợ hơn vì không biết được chuyến đi và người dẫn đoàn có an toàn hay không. Nếu bình thường nếu có 10 người tham gia tour thì nay chỉ còn khoảng 4 - 5 người đăng ký”.

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking
Số lượng người đăng ký tour trekking giảm hẳn sau vụ mất tích của Thi An Kiện. (Ảnh: Lê Bảo)

Hiện nay nhiều người chưa từng tham gia loại hình trekking hoặc đã từng đi các cung vừa phải như núi Bà Đen, núi Chứa Chan thường lựa chọn trekking theo tour qua giới thiệu của bạn bè. Anh Bảo cũng nói rõ: “Nếu các bạn trẻ chọn tour ở các đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm thì có thể yên tâm về chuyến đi. Chắc chắn rằng nếu chọn đi với người dẫn tour có hiểu biết và kỹ năng sẽ an toàn hơn so với việc đi tự túc”.

Sau hai vụ việc đáng tiếc xảy ra, đây là một bài học kinh nghiệm với nhiều bạn trẻ có đam mê và sở thích phượt hay trekking những cung đường đẹp. Anh Dương Văn Hào, một người từng trekking Tà Năng - Phan Dũng cho biết: “Với bản thân mình, trekking xuất phát từ cảm hứng mong muốn khám phá bản thân cũng như những điều kỳ thú của thiên nhiên. Sau vụ việc mất tích vừa qua, mình cũng cảm thấy bản thân cần trau dồi thêm kỹ năng cũng như tìm hiểu kỹ hơn về địa điểm trekking. Bên cạnh đó, tinh thần đồng đội trong suốt hành trình cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chuyến đi”.

Thanh Trúc, một bạn trẻ từng trekking dọc dãy Hoàng Liên Sơn chia sẻ: “Từ bé mình luôn muốn một lần đặt chân đến vùng đất Tây Bắc bởi những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, con người và nền văn hóa đặc sắc nơi đây. Đó chính là động lực to lớn để mình quyết tâm trekking dọc dãy núi Hoàng Liên Sơn trong năm vừa qua. Tuy nhiên sau vụ việc nam phượt thủ mất tích ở Tà Năng, mình nhận ra rằng những ai có ý định trekking ngoài chuẩn bị thể lực tốt thôi chưa đủ, còn phải trang bị những kiến thức, vật dụng trekking thật tốt. Bản thân càng không được chủ quan và phải luôn đồng hành cùng các hướng dẫn viên chuyên nghiệp”.

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking
Đừng chủ quan khi trekking bất kỳ cung đường nào. (Ảnh: @huydo262)

Qua đây có thể thấy, bất cứ ai cũng không thể chủ quan với mỗi chuyến đi dù độ khó của nó thấp hay cao. Giải pháp an toàn nhất chính là tự chuẩn bị cho mình các kỹ năng cần thiết, những vật dụng bảo hộ và quan trọng hơn chính là có người dẫn đường để giảm thiểu tối đa các rủi ro không mong muốn trong chuyến đi.

XEM THÊM

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking Những hình ảnh xấu xí khiến phượt thủ bị hiểu theo nghĩa tiêu cực

Nhiều hành động vô ý thức hay vi phạm luật giao thông như nằm ra giữa đường, ngủ sát bên đường quốc lộ, phóng nhanh ...

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking Nữ phượt thủ chạy xe máy độc hành xuyên Việt 45 ngày: Chưa có giây phút nào cảm thấy sợ hãi!

Mới đây nữ phượt thủ trẻ đã hoàn tất chuyến đi dài rong ruổi khắp mọi miền Việt Nam suốt 45 ngày bằng xe máy ...

mot thang sau vu phuot thu mat tich bai hoc kinh nghiem cho nhung ai dam me trekking Hành trình khó tưởng tượng đưa thi thể phượt thủ ra khỏi chốn "rừng thiêng, nước độc"

Sau 50 giờ băng rừng, vượt thác, căng sức người chiến đấu với “rừng thiêng, nước độc”, các nhóm tình nguyện đã đưa được thi ...

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...