MTTQ Việt Nam đề nghị tỉnh Phú Thọ làm rõ ‘đại công trường ma’ khai thác cát trên sông Lô

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị làm rõ thông tin đại công trường khai thác cát bất thường trên sông Lô.

Ngày 24/5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Minh Châu về việc kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan đến đại công trường khai thác cát bất thường trên sông Lô, đoạn giáp ranh giữa huyện Phù Ninh (Phú Thọ) với tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung dung văn bản cho biết, trong thời gian qua, tình hình khai thác cát không phép, trái phép ở các dòng sông, cửa biển diễn ra rất phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây tác động xấu đến môi trường, làm sạt lở nghiêm trọng các bờ sông.

Ngày 22/5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp nhận thông tin phản ánh về việc một nhóm phương tiện khai thác cát trên sông Lô ở khu vực xã Tử Đà, huyện Phù Ninh (giáp ranh với tỉnh Vĩnh Phúc).

Nội dung thông tin cho biết, tại đoạn sông này có khoảng 30 phương tiện gồm tàu cuốc, tàu chở hàng, thiết bị nổi rầm rộ khai thác cát. Đất hai bên bờ sông bị sạt lở thành vực sâu thẳng đứng.

mttq viet nam de nghi tinh phu tho lam ro dai cong truong ma khai thac cat tren song lo
MTTQ Việt Nam đề nghị tỉnh Phú Thọ làm rõ công trường khai thác cát bất thường trên sông Lô.

“Căn cứ Kế hoạch số 484/KH-MTTW-BTT, ngày 31/01/2018 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; với trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xác minh, làm rõ những thông tin báo nêu; tập trung xác minh, làm rõ những phương tiện tàu tham gia khai thác cát, sỏi trên sông Lô thuộc địa bàn xã Tử Đà thời gian vừa qua là tàu, thuyền do đơn vị nào quản lý?”, văn bản nêu rõ.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đề nghị, với đặc điểm là khu vực giáp ranh, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát để đảm bảo môi trường và trật tự xã hội, không để tình trạng buông lỏng quản lý ở khu vực này.

Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 03/CT-Ttg ngày 31/3/2015 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 357/TB-VPCP ngày 6/11/2015 và Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 24/3/2017.

Thực hiện Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tại Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, Ban Thường trực Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ báo cáo tổng hợp tình hình khai thác cát trên sông thuộc địa bàn tỉnh về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước ngày 5/6/2018 để làm căn cứ giám sát trong thời gian tới.

Clip: Công trường khai thác cát bất thường trên sông Lô.

Trước đó, ngày 21/5, chúng tôi đã đăng tải bài viết phản ánh về một “đại công trường” khai thác cát vàng trên sông Lô, đoạn giáp ranh với tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Cụ thể, sáng 18/5, tại sông Lô đoạn giáp ranh giữa xã Tử Đà (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) và các xã Tứ Yên, Yên Thạch (cùng thuộc huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), chúng tôi thấy có khoảng 30 phương tiện đang khai thác cát trên sông.

Các phương tiện này bao gồm tàu cuốc, tàu chở hàng, máy xúc đặt trên các thiết bị nổi, thiết bị nổi chứa cát sỏi (giống như xà lan). Đối với các tàu chở hàng thì đây phần lớn là các tàu hạng nặng, có nhiều tàu là loại lên tới 1000 m3.

Đáng chú ý, đại diện lãnh đạo của cả 3 xã (Tử Đà, Tứ Yên, Yên Thạch) đều cho biết, vị trí có nhóm phương tiện khai thác cát nói trên không thuộc địa bàn của họ quản lý. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, lãnh đạo các xã này cũng không rõ nhóm tàu thuyền này tồn tại từ bao giờ, từ đâu mà có.

Trong khi chưa rõ vị trí này chính xác là thuộc địa phương nào thì ngày qua ngày, "đại công trường" khai thác cát bất thường nói trên vẫn tồn tại, ngang nhiên khai thác cát mà không bị kiểm tra.

Đối với hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản (trong đó có cát) thì ngoài UBND cấp xã, rất nhiều lực lượng khác có trách nhiệm quản lý như: Cảnh sát đường thủy, cảnh sát môi trường, công an các cấp...

Tuy nhiên, trong suốt buổi sáng (18/5) có mặt tại khúc sông chảy qua địa bàn giáp ranh các xã Tử Đà - Tứ Yên - Yên Thạch, chúng tôi không thấy có lực lượng chức năng nào tuần tra kiểm soát hoặc tiến hành kiểm tra nhóm phương tiện khai thác cát bất thường nói trên.

Theo một số người chuyên hoạt động trong lĩnh vực cát, sỏi thì giá cát vàng hiện tại ở Phú Thọ được bán với giá 220.000 đồng một m3. Một chiếc tàu loại 500 m3 tới mua cát sẽ phải trả hơn 100 triệu đồng.

Giả sử, "đại công trường" khai thác cát là trái phép và hàng chục chiếc tàu hạng nặng nói trên, mỗi tàu nhận được một chuyến cát đầy thì một ngày có bao nhiêu khoáng sản, bao nhiêu tiền thuế của nhà nước đã bị thất thoát?

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, phản ánh thông tin về tình trạng khai thác cát, sỏi tại khu vực này cũng như các địa phương khác trong cả nước như một kênh thông tin góp phần giúp Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại phiên khai mạc kỳ họp thứ năm của Quốc hội ngày 21/5, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri và nhân dân vẫn lo lắng và thể hiện sự bất bình trước nạn khai thác cát, sỏi không phép, trái phép tiếp tục hoành hành ở một số địa phương; việc chặt phá, hủy hoại rừng tự nhiên vẫn diễn ra công khai ở một số nơi.

Cử tri và nhân dân cho rằng, những vụ việc trên xảy ra trong thời gian dài mà không được xử lý triệt để là có dấu hiệu của sự bao che, tiếp tay của một số cán bộ ở địa phương, là biểu hiện của ‘lợi ích nhóm’ và đề nghị cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh.

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ và Quốc hội, trong đó đã 6 lần báo cáo liên tục tại các kỳ họp của Quốc hội khóa XIII, khóa XIV từ năm 2013 đến năm 2017, nhưng hiện nay tình trạng này vẫn chưa được chấm dứt.

Tại kỳ họp này, Đoàn Chủ tịch một lần nữa đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp mạnh mẽ hơn, làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương còn để xảy ra vi phạm; xử lý nghiêm, kiên quyết hơn đối với những cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, bao che cho các đối tượng vi phạm.

mttq viet nam de nghi tinh phu tho lam ro dai cong truong ma khai thac cat tren song lo Cử tri lo lắng vì nạn khai thác cát, sỏi trái phép hoành hành ở một số địa phương

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cử tri và nhân dân vẫn lo lắng và thể hiện sự bất bình trước nạn khai ...

mttq viet nam de nghi tinh phu tho lam ro dai cong truong ma khai thac cat tren song lo 'Đại công trường ma' khai thác cát trên sông Lô, chính quyền không hay biết?

Hàng chục phương tiện bao gồm tàu cuốc, tàu chở hàng, thiết bị nổi chở máy xúc... rầm rộ khai thác cát giữa sông Lô, ...

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.