Mưa lũ khiến 7 người chết, 8 người mất tích, 15 thí sinh không thể thi THPT

Mưa lũ ở các tỉnh miền Bắc khiến 7 người chết và 8 người mất tích. Mưa lũ cũng chia cắt khiến 15 em học sinh ở Lai Châu không thể đi dự thi THPT Quốc gia 2018.

Sáng 25/6, tại Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai đã chủ trì buổi họp ứng phó với diễn biến của mưa,lũ, lũ quét, sạt lở đất.

mua lu khien 7 nguoi chet 8 nguoi mat tich 15 thi sinh khong the thi thpt
Mưa lũ ở các tỉnh miền Bắc vào đêm và rạng sáng ngày 24/6 khiến 7 người chết, 8 người mất tích gây thiệt hại hơn 70 tỉ đồng. (Ảnh Phúc Tường).

Phát biểu tại buổi họp, đại diện Ban chỉ đạo về phòng chống thiên tai cho biết, sáng 25/6, có 15 học sinh ở huyện Than Uyên (Lai Châu) bị chia cắt không thể đi thi THPT Quốc gia 2018.

Theo báo cáo đến 6h sáng ngày 25/6, mưa lũ đã làm 7 người chết (Hà Giang 2 người, Lai Châu 5 người), mất tích 8 người ở Lai Châu, bị thương 5 người ở Lai Châu.

Về thiệt hại, có 391 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Về Giao thông: Quốc lộ 4D từ Lào Cai – Lai Châu bị sạt lở không đi lại được. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 76,6 tỉ đồng.

mua lu khien 7 nguoi chet 8 nguoi mat tich 15 thi sinh khong the thi thpt
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai cho biết, đến sáng nay, đã có 7 người chết, 8 người mất tích, ước tính thiệt hại 76,6 tỉ đồng. (Ảnh Công Phương).

Phát biểu tại buổi họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ ngày 23 – sáng nay (25/6), lượng mưa trung bình trên dưới 100mm. Mưa chủ yếu xảy ra về đêm, rạng sáng. Đặc biệt, tại các nơi như Sa Pa (Lào Cai), Bắc Quang (Hà Giang), Cao Bằng, lượng mưa từ 200-300mm.

Ông Cường nhận định, lượng mưa phổ biến trên diện rộng, không có bất thường nhưng có một số điểm dị thường ở vùng núi phía Bắc. Trong đó, ở Bắc Quang (Hà Giang) thường xuyên có mưa lớn nên với lượng mưa như vừa qua không có gì bất thường. Lượng mưa dị thường là ở Nậm Giàng (Lai Châu) với 400mm.

Lượng mưa ở vùng núi phía Bắc trong ngày hôm nay, ngày mai và giảm dần từ 27 trở đi. Trong ngày hôm nay, Lai Châu, Điện Biên, phía Bắc của tỉnh Sơn La và xuất hiện điểm mưa mới ở phía Đông Bắc như Quảng Ninh, Móng cái, lượng mưa về đên và sáng, phổ biến từ 40-70mm/ngày, có nơi cục bộ hơn 100mm/ngày.

Ngày mai (26/6) lượng mưa giảm dần, vẫn còn mưa, phổ biến từ 20-30mm.

mua lu khien 7 nguoi chet 8 nguoi mat tich 15 thi sinh khong the thi thpt
Ông Sơn nhấn mạnh, các địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt cụ thể hơn nữa về vấn đề mưa lũ, công tác về dự báo cảnh báo của chính quyền vùng núi phía Bắc là rất quan trọng, nhất là công tác dự báo, cảnh báo để đưa ra được thong tin kịp thời (Ảnh Công Phương).

Cảnh báo về mưa lũ, ông Cường thông tin, có 2 điểm đáng chú ý nhất, hệ thống sông Lô, mực nước hôm qua và nay xấp xỉ báo động 3. Lũ ở đây xuống chậm, một số địa phương bị ngập có thể kéo dài 1-2 ngày tới.

Về sông Thao, nước đang tiếp tục lên, cao nhất là dưới báo động 2 là 0,1m và xuống nhanh. Do mưa lớn nhiều ngày, tiếp tục có mưa dù cường độ mưa không lớn bằng hôm qua và hôm kia nhưng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất vẫn có thể xảy ra.

Các tỉnh nhận định nguy cơ lũ quét, sạt lở đất là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, phía Tây tỉnh Cao Bằng. Thời gian tới, nguy cơ sạt lở tiếp tục lan rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc.

So với đợt lũ năm ngoái ở Mường La và Mù Cang Chải (3/8/2017), ông Cường chia sẻ, nguyên nhân chính vẫn là mưa ngắn cục bộ trong thời gian ngắn. Lần này cũng như vậy, mưa lớn cục bộ.

Năm ngoái, thời gian mưa là kéo dài, trước đợt lũ quét không phải mưa lớn diện rộng như đợt này mà diễn ra trong thời gian ngắn hơn, trong vòng 6 tiếng.

Sau khi nghe ý kiến của các bên liên quan, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai thông tin, qua tổng hợp số người bị chết và mất tích, đánh giá ban đầu cho thấy phần lớn 15 người là chết và mất tích không phải ở tại nơi ở của mình.

Có 3 trường hợp là mẹ con ở Hà Giang bị sập nhà chết người, còn các trường hợp khác chủ yếu là đi làm ở lán nương bị cuốn trôi, sạt lở đất,…

Do đó, công tác phòng ngừa, ứng phó cần cụ thể hơn, quyết liệt hơn. Tăng cường công tác kiểm tra thực tế, nếu không có chỉ đạo quyết liệt sẽ tiếp diễn xảy ra thiệt hại cho bà con.

Ông Sơn nhấn mạnh, các địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt cụ thể hơn nữa về vấn đề mưa lũ, công tác về dự báo cảnh báo của chính quyền vùng núi phía Bắc là rất quan trọng, nhất là công tác dự báo, cảnh báo để đưa ra được thong tin kịp thời.

Ưu tiên cứu chữa người bị thương, khôi phục cơ sở hạ tầng, kiểm tra thông tin đến tất cả người dân, đặc biệt là khu vực có công trình lán trại.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các học sinh thi tốt nghiệp trong 3 ngày, cô gắng đưa ra được dự báo định ượng mưa để cho người dân biết được và phòng tránh.

mua lu khien 7 nguoi chet 8 nguoi mat tich 15 thi sinh khong the thi thpt Mưa lớn diện rộng tiếp tục trút xuống vùng núi phía Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm nay thời tiết các tỉnh, thành vẫn diễn biến xấu, có ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.