Càng gần Giáng sinh thì nhà phân phối trên Amazon càng tích cực “đánh bom” người tiêu dùng bằng những đợt sale và khuyến mãi siêu hấp dẫn. Nhiều người đã và đang “cắm chốt” trên Amazon suốt kỳ mua sắm kéo dài từ ngày Black Friday tới Noel này. Điều này cũng dễ hiểu bởi Amazon bán gần như mọi thứ trên đời, và vào những dịp đặc biệt thế này thì giá thành của chúng thậm chí có thể rẻ hơn ở bất cứ đây khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có trải nghiệm hoàn toàn tốt trên Amazon, đặc biệt là với những món đồ đăng bán theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”.
Thật may mắn là giờ đây bạn đã có 2 công cụ tuyệt vời mang tên Camelcamelcamel và Fakespot để khắc phục vấn đề này.
Săn lùng deal ngon
Hoạt động như một trang so sánh giá nhưng điểm khác biệt của Camelcamelcamel (CCC) là cho phép người dùng so sánh biến động giá của một sản phẩm nào đó qua thời gian. Chỉ cần copy đường link món đồ muốn mua vào CCC, công cụ này sẽ giúp bạn truy lại các mức giá sản phẩm kể từ khi được đăng bán đến nay.
Chẳng hạn như việc Amazon hiện đang hạ giá màn hình Dell trước thềm Black Friday xuống còn 199 USD, giảm 43% từ mức 350 USD ban đầu. Nghe có vẻ rất hời phải không?
Thế nhưng khi bắn link vào CCC, bạn sẽ thấy mức giá 199 USD này từng xuất hiện trước đây, thậm chí có thời điểm còn được sale off xuống mức 185 USD. Đồ thị cũng cho thấy trong những tháng qua, chiếc màn hình này thường được bán với giá khoảng 210 đến 220 USD chứ không phải 350 USD như quảng cáo hiện nay. Như vậy, thực tế bạn chỉ tiết kiệm được 10-30 USD cho lần sale này thôi.
Giảm 10-30 USD bình thường thì cũng không đến nỗi tệ, nhưng vào dịp nhà nhà cùng sale như Black Friday thì lại hoàn toàn không phải là một deal hấp dẫn. Rõ ràng nhà cung cấp đã cố tình hét giá sản phẩm lên để người dùng tưởng mình vớ được món hời lớn.
Vẫn còn nhiều ví dụ gây sốc tương tự như vậy. Mặc dù Amazon là nền tảng mua sắm hàng đầu hiện nay nhưng cũng như hầu hết các nhà bán lẻ, phần lớn “deal” trên Amazon không thực sự là những món hời. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng Amazon thường quảng bá các món hàng mình bán để qua mặt các lựa chọn giá rẻ hơn cho người mua qua các thuật toán tinh vi trên site.
Hãy nhớ rằng bán hàng không phải là làm từ thiện, và những con số sale nhảy múa trước mắt bạn có thể không thực sự đáng tin. Các công cụ như CCC hay tiện ích Chrome Keepa sẽ giúp bạn bóc tách những thứ mà Amazon chưa bao giờ muốn thừa nhận.
Loại bỏ các review giả mạo
Không so sánh giá được như CCC nhưng Fakespot lại có khả năng loại bỏ các review giả mạo.
Các review sản phẩm từ người dùng trên Amazon không phải lúc nào cũng đáng tin, bởi nhiều review được viết một cách không trung thực để săn hàng miễn phí. Hơn thế nữa, nhiều nhà cung cấp chắc chắn không ngần ngại bỏ tiền mua review ảo để bán hàng.
Bạn chỉ cần paste link sản phẩm lên Fakespot, ứng dụng này sẽ phân tích và đánh giá mức độ tin tưởng của những người viết review.
Fakespot cho biết họ “dùng các thuật toán machine learning đánh giá độ thành thật của review dựa trên ngôn ngữ và thông tin profile của người viết review để xác định các review gian lận.”
Tuy nhiên, nếu bạn còn đang nghi ngờ về sản phẩm nào đó từ một thương hiệu bạn chưa biết, hãy cẩn trọng với quyết định mua hàng.
7 mẹo người dùng Gmail chuyên nghiệp cần phải biết
Gmail đã và đang là một phần thiết yếu của "cuộc sống online". Để dùng Gmail hiệu quả, với chỉ khoảng nửa tiếng "đầu tư", ... |