Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi

Tuy dịch tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng nếu sử dụng thịt lợn bị tả có thể gây rối loạn tiêu hóa đặc biệt khi ăn tiết canh hay thịt lợn chưa nấu chín kĩ.

Nên chú ý thói quen ăn uống giữa 'tâm bão' dịch tả lợn châu Phi

Ngày 19/2, ngành thú y Việt Nam đã chính thức công bố xuất hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi ở 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên. Trước sự nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng, người tiêu dùng cần lưu ý những cảnh báo cần thiết để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng loại thực phẩm phổ biến này.

Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi  - Ảnh 1.

Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại Việt Nam từ ngày 19/2/2019. (Ảnh: laodong.vn)

Dịch tả lợn châu Phi bắt nguồn từ đâu?

Tổ chức Y tế thế giới (OIE) cho biết, dịch tả lợn châu Phi là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Loại virus này gây sốt xuất huyết ở lợn với tỉ lệ tử vong lên tới 100%. Bệnh này có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.

Theo đó, virus dịch tả lợn châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virus suốt đời.

Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi  - Ảnh 2.

Loại virus có trong dịch tả lợn châu Phi gây sốt xuất huyết ở lợn với tỉ lệ tử vong lên tới 100%. (Ảnh: vemedim.com)

Năm 1921, bệnh dịch tả lợn châu Phi  lần đầu tiên xuất hiện tại thagnh phố Kenya (châu Phi). Ngay sau đó, dịch tả lợn lây lan nhanh chóng, trở thành dịch bệnh đối với nhiều địa phương tại châu Phi.

Tiếp đó, năm 1957, lần đầu tiên bệnh dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại châu Âu. Đến thời điểm hiện tại dịch bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu. Thành phố Armenia (Liên bang Nga) báo cáo bệnh xuất hiện vào năm 2007, năm 2008 tại thành phố Azerbaijan. Loại dịch bệnh nguy hiểm này cũng đã được báo cáo xuất hiện ở các nước châu Mỹ.

Từ cuối năm 2017 đến ngày 18/2/2019, OIE cho biết, đã có 20 quốc gia báo cáo có dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy vì mắc dịch bệnh. 

Riêng Trung Quốc thông báo có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam), hơn 950.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy tại nước này.

Ngày 19/2, ngành thú y Việt Nam đã chính thức công bố xuất hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi ở 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.

Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm như thế nào?

Theo nghiên cứu của OIE, bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. 

Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi  - Ảnh 3.

Khi lợn nhiễm bệnh, dễ trở thành dịch nếu không được xử lí, kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh minh hoạ )

Cũng theo OIE, virus này có khả năng kháng khuẩn và khử trùng. Nó tồn tại trong thời gian 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5 - 6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. 

Như vậy, virus này có thể sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt lợn khác. Tuy nhiên, nó có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.

OIE khuyến cáo, dịch tả lợn khá nguy hiểm và rất khó loại trừ. Khi bệnh xảy ra, dễ trở thành dịch bùng phát.

Các tài liệu khác cho biết, không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người. 

Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt lợn mắc bệnh, chưa nấu chín kĩ.

Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi tuy không gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt.

Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi được cảnh báo có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua vận chuyển, lưu hành thịt lợn bị nhiễm bệnh. Virus này sống rất khỏe, có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt lợn được bảo quản hoặc muối, thức ăn chăn nuôi.

Cảnh báo thói quen ăn uống của người Việt trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi

Như vậy, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong "tâm bão" dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng cần phải sử dụng thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kĩ trước khi dùng. 

Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi  - Ảnh 4.

Cần phải nhận biết thịt lợn sạch để ngăn chặn nguy cơ ăn phải thịt lợn nhiễm dịch. (Ảnh: khoeplus)

Trước tiên, về khâu chọn thịt lợn. Thịt lợn đang khỏe mạnh thì rất tươi màu sắc miếng thịt hồng tự nhiên, phẫn mỡ trắng, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn đã tiêm thuốc để bơm nước thì thịt không còn màu hồng, màu nhạt hơn, khi ấn tay vào miếng thịt thì cảm thấy lạnh và nước rỉ ra ngoài.

Về độ săn chắc, thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính. Ngược lại, lợn đã bị tiêm thuốc, miếng thịt thường nhão, không có sự đàn hồi.

Tiếp theo, thịt lợn ngon khi chế biến sẽ săn lại, khi tẩm ướp gia vị thịt khô ráo, không ra nước; còn thịt đã bị tiêm thuốc thì khi nấu, miếng thịt quắt lại, ra nhiều nước.

Quan trọng nhất, bạn phải đảm bảo thịt lợn khi chế biến phải được nấu sôi, chín kĩ dưới nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút. Như vậy, mới có thể diệt được hoàn toàn virus từ dịch tả lợn châu Phi.

Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi  - Ảnh 5.

Khi chế biến thịt lợn phải nấu sôi, chín kĩ trong nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút. (Ảnh: vietq.vn)

Trước sự nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi, bạn cần phải hiểu và nắm rõ cách bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thịt lợn. Tuy bệnh tả lợn không lây sang người nhưng người dân tuyệt đối không được chủ quan với vấn đề sức khoẻ của bản thân mình. 

Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnhBiểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh Tung tin sai về dịch tả lợn châu Phi, chủ shop bị phạt 20 triệu đồngTung tin sai về dịch tả lợn châu Phi, chủ shop bị phạt 20 triệu đồng Lo ngại dịch tả lợn châu Phi: Nhiều trường loại thịt lợn ra khỏi bữa ăn bán trú của trẻLo ngại dịch tả lợn châu Phi: Nhiều trường loại thịt lợn ra khỏi bữa ăn bán trú của trẻ



chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.