Mực nước ngầm Sài Gòn hạ bất thường, tuyến metro số 1 có bị ảnh hưởng?

Ban quản lý đường sắt đô thị ở Sài Gòn cảnh báo các công trình gần tuyến metro số 1 có nguy cơ bị sụt lún và có thể xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Trao đổi với Zing.vn trưa 21/4, ông Dương Hữu Hòa, Giám đốc Ban quản lý Dự án 1 (thuộc Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM) cho biết đã gửi văn bản tới Sở Xây dựng TP.HCM và UBND quận 1, cảnh báo về tình trạng hạ mực nước ngầm ở khu vực tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mực nước ngầm Sài Gòn hạ bất thường, tuyến metro số 1 có bị ảnh hưởng? - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng khẳng định tường vây tuyến metro số 1 nằm sâu 40 m nên không bị ảnh hưởng bởi mực nước ngầm hạ thấp bất thường. (Ảnh: Lê Quân).

Do đó, Ban quản lý Dự án 1 gửi thông báo để chính quyền địa phương nhắc nhở chủ đầu tư kiểm tra, kiểm soát các biện pháp thi công để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc.Cảnh báo này được đưa ra sau khi Ban quản lý tuyến metro số 1 quan trắc mực nước ngầm và thấy mực nước ngầm bị sụt bất thường. Ông Hòa phân tích về nguyên tắc xây dựng, khi mực nước ngầm hạ thấp thì sẽ dẫn đến mất áp lực đẩy nổi các công trình bên trên. Như trong trường hợp này là các công trình đang xây dựng, nhà dân lân cận có nguy cơ bị sụt lún.

Vậy tình trạng mực nước ngầm hạ thấp bất thường thì có ảnh hưởng đến tuyến metro số 1 đang thi công hay không? Ông Hòa khẳng định: “Tuyến metro không bị ảnh hưởng gì vì tường vây nằm ở độ sâu 40 m”.

Tuyến đường sắt đô thị số 1 nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020. Khởi công tháng 8/2012, tuyến ĐSĐT số 1 dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Dự án có 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).

Cuối năm 2018, dự án tuyến metro số 1 “lùm xùm” chuyện thay đổi độ dày tường vây ngầm gói thầu 1a từ 2 m trong thiết kế được duyệt xuống còn 1,5 m khi thi công thực tế. Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra TP.HCM đánh giá việc điều chỉnh này là có vi phạm.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết việc điều chỉnh này do Ban Quản lý Đường sắt đô thị làm không đúng trình tự thủ tục theo quy định. Sau đó, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ thuê tư vấn độc lập để thẩm định lại sự thay đổi này.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi thị sát ngày 12/4/2019, Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM Bùi Xuân Cường thông tin tiến độ đạt 63,5%, dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành kỹ thuật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cuối năm 2020 dự án phải hoàn thành để vận hành chính thức vào năm 2021.

Quy hoạch đường sắt đô thị ở TP.HCM gồm 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố với tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư lên tới 25 tỷ USD.

'Metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành trước tháng 10/2020' Sáng 12/2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến dự lễ ra quân đầu năm thi công tuyến metro 1 và metro 2. Công trình sẽ đưa vào vận hành thử nghiệm trước tháng 10/2020.
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.