Hình minh họa (Nguồn: tekz24)
Khái niệm
Mức sinh lời hay tỉ suất lợi nhuận trong tiếng Anh gọi là Profitability.
Trong thực tế đầu tư chứng khoán người ta thường sử dụng thông tin về mức sinh lời dưới dạng số tương đối. Thực chất mức sinh lời tương đối phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu lãi từ một đơn vị vốn đầu tư ban đầu.
Công thức tính mức sinh lời tương đối:
Bắt đầu từ đây, khi đề cập đến mức sinh lời trong phân tích chứng khoán sẽ hiểu đó là mức sinh lời tương đối.
Tuy nhiên nhà phân tích cũng phải quan tâm tới những loại mức sinh lời khác để có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
- Mức sinh lời tuyệt đối
Mức sinh lời tuyệt đối, mức sinh lời dự kiến hay còn gọi là lợi nhuận dự kiến (lợi suất đầu tư) của một khoản đầu tư được hiểu là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra.
Trong thực tế, thu nhập của khoản đầu tư vào một tài sản được cấu thành bởi hai bộ phận:
Thứ nhất là thu nhập do chính bản thân tài sản đó mang lại, đối với các tài sản là chứng khoán đó là cổ tức hoặc trái tức mà người sở hữu chứng khoán nhận được;
Thứ hai là phần lỗ hoặc lãi do giảm hoặc tăng giá của tài sản đầu tư (còn được gọi là lỗ hoặc lãi về vốn hay thặng dư vốn – capital appreciation). Như vậy:
Tổng mức sinh lời = Thu nhập từ chứng khoán (là cổ tức hoặc trái tức) lãi (hoặc lỗ) về vốn
- Mức sinh lời trong một khoảng thời gian
Giả sử trong năm thứ nhất mức sinh lời khi đầu tư vào một chứng khoán là R1, năm thứ 2 là R2… và giả định toàn bộ phần thu nhập từ cổ phần lại được tái đầu tư và cũng thu được mức sinh lời tương đương với mức sinh lời của khoản vốn gốc thì trong khoảng thời gian t năm, tổng mức sinh lời sẽ là:
- Mức sinh lời năm
Trên thực tế để so sánh được mức sinh lời giữa các tài sản có thời gian đáo hạn khác nhau, người ta thường sử dụng mức sinh lời theo năm. Nếu một tài sản có mức sinh lời là Rm trong m tháng thì mức sinh lời năm (Rn) sẽ là:
- Mức sinh lời thực tế và mức sinh lời danh nghĩa
Gọi R là mức sinh lời danh nghĩa, r là mức sinh lời thực tế, h là tỉ lệ lạm phát, ta có thể thấy mối quan hệ giữa mức sinh lời danh nghĩa, mức sinh lời thực tế và tỉ lệ lạm phát qua công thức sau:
(1 R) = (1 r)x(1 h)
Suy ra:
r= [(1 R)/(1 h)] – 1
R = r h rh
Công thức cho biết mức sinh lời danh nghĩa (R) có ba bộ phận hợp thành. Thứ nhất là mức sinh lời thực tế (r), thứ hai chính là sự đền bù việc giảm giá trị của khoản tiền đầu tư ban đầu do lạm phát (h) và bộ phận cuối cùng là sự đền bù về việc giảm giá trị của mức sinh lời do lạm phát (rh).
Thành phần thứ ba (rh) thường rất nhỏ, vì vậy, trên thực tế khi tính toán người ta thường cho bằng 0. Như vây công thức tính mức sinh lời danh nghĩa trên thực tế như sau:
R = r h
- Mức sinh lời bình quân
Mức sinh lời bình quân cho biết trong một khoảng thời gian đầu tư nhất định, nhà đầu tư thu được mức sinh lời bình quân một năm là bao nhiêu, từ đó sẽ quyết định các khoản đầu tư trong tương lai.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, 2018, NXB Tài chính)
Kinh doanh 17:34 | 02/11/2019
Kinh doanh 13:52 | 11/10/2019
Kinh doanh 15:15 | 05/10/2019
Kinh doanh 15:11 | 17/09/2019
Kinh doanh 15:02 | 15/09/2019
Kinh doanh 08:49 | 15/09/2019