Muốn trò sáng tạo, giáo viên phải đổi mới

Chất lượng giáo viên là nhân tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục.
muon tro sang tao giao vien phai doi moi 'Hiệu trưởng né tránh đối thoại về tố cáo lạm thu là không được'
muon tro sang tao giao vien phai doi moi Huyện Hoài Đức yêu cầu Tiểu học Sơn Đồng dừng ngay việc thu tiền và báo cáo nghi vấn lạm thu đầu năm
muon tro sang tao giao vien phai doi moi Tiểu học Sơn Đồng yêu cầu giáo viên thoát facebook khi rộ thông tin 'tố' trường lạm thu
muon tro sang tao giao vien phai doi moi Trường Tiểu học thị trấn Phong Thổ bị tố lạm thu: Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu nói gì?

Một năm học mới bắt đầu, mỗi nhà trường, giáo viên đang đứng trước thách thức nâng cao hiệu quả đổi mới sáng tạo trong dạy học. Tuy nhiên, việc đổi mới giáo dục phổ thông chỉ thành công nếu đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu.

muon tro sang tao giao vien phai doi moi
Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) tích cực tạo môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo.

Giáo viên “nhen lửa” sáng tạo

Có thể khẳng định rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước hết cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Muốn vậy, đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong dạy và học để giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ...

Hòa chung với niềm vui của hàng triệu học sinh, sinh viên trong Lễ khai giảng năm học mới, cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) chia sẻ: “Vui mừng trước mùa khai trường năm học mới 2018, chúng ta tin tưởng đổi mới là hành trình đúng đắn, nay tiếp bước với những mục tiêu cao hơn, những yêu cầu khó khăn hơn. Làm sao để đổi mới không còn là “mới đổi”. Trong quá trình nhà trường chuyển mình đổi mới thì những người thầy sẽ chịu vất vả, áp lực nhất. Cô Nhiếp cũng gửi gắm tới học trò: “Trường Yên Hòa đang đứng trước yêu cầu đổi mới để phát triển mỗi ngày, cô chúc các con thành công trong việc học tập một cách tích cực hơn nữa, đổi mới cách học hiệu quả, nếu thầy cô đã thay đổi mà các con còn rập khuôn theo lối cũ, thì so với bạn bè cùng trang lứa, con đã đánh mất lợi thế...”.

Trước những yêu cầu đổi mới không ngừng của giáo dục, thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Cách dạy học truyền thống triệt tiêu tính cá nhân và sự sáng tạo của học sinh đã không còn phù hợp. Xã hội hiện nay không cần nhiều những con người rập khuôn, máy móc, mà phát triển nhờ những con người năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo. Muốn học sinh sáng tạo thì trước tiên giáo viên phải đổi mới sáng tạo trước. Tôi cố gắng đổi mới trong mỗi tiết dạy của mình để làm sao phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh, thúc đẩy quá trình học tập, chủ động của các con”.

Trong bức thư chúc mừng gửi đến các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Tôi mong các thầy giáo, cô giáo giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới sáng tạo”. Với khí thế đầy phấn khởi của năm học mới, thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú khẳng định: Chúng ta tin tưởng đổi mới là một hành trình sáng tạo, ta đã tiến bước, nay tiếp tục hướng đến mục tiêu cao hơn và cũng khó khăn hơn.

Chính vì thế, chủ đề của năm học 2018-2019 này của trường Phan Huy Chú là: “Nâng cao hiệu quả đổi mới, sáng tạo”. Nhà trường tổ chức việc dạy học theo chuyên đề, tổ chức nhiều câu lạc bộ, học trải nghiệm sáng tạo đã được thực hiện có nề nếp và không ngừng được rút kinh nghiệm...

“Hướng tới mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu thế kỷ 21 nên trường luôn chú trọng giáo dục năng lực cho học sinh. Mỗi người được giáo dục thành công còn thể hiện ở nhân cách được hình thành, khả năng được phát huy đúng, học sinh được rèn sự năng động trong đời sống…” - thầy Nhâm cho biết.

Tạo môi trường tích cực

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên với tinh thần sáng tạo, liên tục đổi mới. Vậy, làm sao để tạo động lực cho giáo viên không ngừng đổi mới sáng tạo trong dạy và học là một bài toán lớn của ngành giáo dục.

TS. Hoàng Gia Trang, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng: “Yếu tố đầu tiên là phải xây dựng văn hóa trường học tích cực sẽ tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của bản thân; đồng thời tạo sự gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát triển chuyên môn. Có sự ghi nhận, đánh giá công bằng, công khai, dân chủ đối với thành tích của giáo viên. Môi trường làm việc tích cực còn được thể hiện qua việc tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, được trao đổi, bàn bạc công khai các hoạt động của trường học nhằm giúp họ hiểu rõ và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao”.

Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Có một thực tế bất cập được nhiều giáo viên chỉ ra là, nội dung bồi dưỡng giáo viên thường do cấp trên đưa xuống chứ không xuất phát từ nhu cầu của trường học và giáo viên.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng phải là người nắm chắc nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phải là người cùng học, chân thành chia sẻ những khó khăn của bản thân về nội dung bồi dưỡng và sẵn sàng hướng dẫn giáo viên khi họ chưa thạo, chưa rõ về nội dung bồi dưỡng. Hiệu trưởng hãy tận dụng các hoạt động giáo dục của nhà trường để tổ chức và thực hiện công tác bồi dưỡng, nhen lửa nhiệt huyết cho đội ngũ giáo viên.

Thầy giáo Hà Xuân Nhâm cũng nhấn mạnh: Việc tạo môi trường làm việc để giáo viên phát huy hết năng lực là rất quan trọng. Chuẩn bị cho năm học mới này, ngoài tập huấn về chuyên môn thì trường cũng chú trọng tập huấn cho thầy cô kỹ năng sống, giá trị sống, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

“Muốn có trò sáng tạo thì thầy phải sáng tạo trước. Bởi thầy cô chính là người định hướng, nếu họ không “dịch chuyển” trước, không tự trang bị kiến thức kỹ năng trước thì làm sao dẫn dắt học trò được. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo thế hệ học sinh năng động, có tư duy phản biện, linh hoạt, chủ động trong tiếp nhận kiến thức mới, sự chủ động hội nhập, phù hợp với sự phát triển của xã hội... Vì thế, bên cạnh truyền kiến thức, còn rèn dạy kỹ năng tốt cho học sinh để góp phần hình thành con người có năng lực tốt...”.

Chất lượng giáo viên là nhân tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, muốn có một đội ngũ giáo viên chất lượng thì cần rất nhiều điều kiện, cũng như cơ chế chính sách tốt để họ phát huy hết năng lực của mình./.

“Đứng trước thách thức đổi mới sáng tạo trong dạy học, mỗi chúng ta phải tự “đốt cháy” mình để tạo sáng cho học sinh. Người thầy thành công không chỉ là người thầy biết truyền thụ tri thức mà còn biết khơi nguồn sáng tạo, biết truyền cảm hứng, biết gợi dậy sự tò mò... để người học tự tìm tòi mọi vấn đề và tự khám phá năng lực bên trong của mình”.

Thạc sỹ Lê Thị Phương,giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội).

muon tro sang tao giao vien phai doi moi 'Hiệu trưởng né tránh đối thoại về tố cáo lạm thu là không được'

Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) từ chối đối thoại với phụ huynh sau khi có tố cáo về lạm ...

muon tro sang tao giao vien phai doi moi Huyện Hoài Đức yêu cầu Tiểu học Sơn Đồng dừng ngay việc thu tiền và báo cáo nghi vấn lạm thu đầu năm

Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức vừa đưa ra 3 yêu cầu đối với Trường Tiểu học Sơn Đồng, trong đó có việc tạm dừng ...

muon tro sang tao giao vien phai doi moi Tiểu học Sơn Đồng yêu cầu giáo viên thoát facebook khi rộ thông tin 'tố' trường lạm thu

Chiều 4/9, Trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) đã tổ chức cuộc họp bất thường với phụ huynh tại sân trường để ...

muon tro sang tao giao vien phai doi moi Trường Tiểu học thị trấn Phong Thổ bị tố lạm thu: Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu nói gì?

Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của phụ huynh cho rằng, Trường Tiểu học Thị trấn Phong ...

muon tro sang tao giao vien phai doi moi Tiểu học Đô thị Việt Hưng yêu cầu giáo viên trả lại tiền thu nhiều khoản vô lý cho phụ huynh

Lãnh đạo Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của một số phụ ...

muon tro sang tao giao vien phai doi moi Bộ Giáo dục đang làm gì để ngăn chặn việc 'nở rộ' các khoản thu đầu năm học mới?

Một trong các nỗi lo lắng của phụ huynh khi vào đầu năm học là vấn đề lạm thu. Có trường sẽ 'vẽ' ra các ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.