Nam A Bank cấp vốn cho nhiều cá nhân, công ty mua cổ phiếu Eximbank

Các cá nhân, công ty liên quan đến tập đoàn Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á đang sở hữu hàng trăm triệu cổ phiếu Eximbank, một ngân hàng có quy mô tài sản gấp 2 Nam Á.

Tuần trước, Eximbank thông báo Hội đồng quản trị của ngân hàng đã bầu bà Lương Thị Cẩm Tú giữ chức Chủ tịch HĐQT thay cho ông Lê Minh Quốc từ ngày 22/3. Bà Tú tham gia vào HĐQT của Eximbank từ tháng 4/2018 sau thời gian dài làm Tổng Giám đốc của Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank).

Ngoài bà Tú, nhiều nhân sự khác liên quan đến Nam A Bank đã tham gia vào ban lãnh đạo của Eximbank kể từ năm 2015, sau khi ngân hàng này công bố ý định đầu tư vào các ngân hàng khác.

Tại ĐHCĐ bất thường năm 2015 của Eximbank, hai nhân sự liên quan đến Nam A Bank là bà Phạm Thị Phương Mai và ông Trần Ngọc Dũng được bầu vào Ban kiểm soát của Eximbank.

Năm đó, hai lãnh đạo của Nam A Bank là ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm cũng được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới của Eximbank. Nhưng khi đại hội diễn ra, cả hai không có tên trong danh sách bầu cử.

Nam A Bank cấp vốn cho nhiều cá nhân, công ty mua cổ phiếu Eximbank - Ảnh 1.

Logo Nam A Bank bên ngoài điểm giao dịch tại Hà Nội.

Cùng với việc đưa người vào ban lãnh đạo Eximbank, nhiều cá nhân và tổ chức liên quan đến Tập đoàn Hoàn Cầu và Nam A Bank đã nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của Eximbank.

Theo một tài liệu của Eximbank năm 2015, các ứng viên liên quan đến Nam A Bank được đề cử vào HĐQT và BKS của Eximbank bởi một nhóm cổ đông sở hữu hơn 22% cổ phần của Eximbank, tương đương hơn 260 triệu cổ phiếu.

Đến gần đây, nhóm cổ đông liên quan đến Tập đoàn Hoàn Cầu và Nam A Bank vẫn đang nắm giữ hàng trăm triệu cổ phiếu Eximbank. Phần lớn số cổ phần này được cầm cố, thế chấp tại Nam A Bank làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng này.

Cụ thể, Công ty Hoàn Vũ Sài Gòn sử dụng hơn 12 triệu cổ phiếu Eximbank làm tài sản bảo đảm tại Nam A Bank. Đây là công ty nắm giữ bản quyền cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ tại Việt Nam, gắn liền với tập đoàn Hoàn Cầu. Ông Nguyễn Văn Hoàng, CEO của công ty này, cũng là nắm giữ 50% cổ phần của Công ty Rồng Thái Bình Dương, một cổ đông lớn của Nam A Bank.

Người nắm giữ 50% cổ phần còn lại của công ty Rồng Thái Bình Dương là bà Nguyễn Thị Kim Phượng. Cả hai đều từng sở hữu cổ phiếu Eximbank và thế chấp tại ngân hàng Nam Á.

Một cá nhân khác từng sở hữu 80% cổ phần của công ty Rồng Thái Bình Dương là ông Dương Tiến Dũng, hôm 24/1 đã sử dụng 11,5 triệu cổ phiếu Eximbank làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng Nam Á.

Ngoài ra ông Nguyễn Văn Hoàng còn là CEO của công ty Quốc Anh NT. Doanh nghiệp này mới tuần trước thế chấp gần 14 triệu cổ phiếu Eximbank tại Nam A Bank.

Hồi giữa tháng 2, công ty Rồng Ngọc đăng ký 14 triệu cổ phiếu Eximbank là tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ nợ tại Nam A Bank. Cổ đông sáng lập của công ty này là Á hậu Dương Trương Thiên Lý, vợ ông Nguyễn Quốc Toàn, chủ tịch của ngân hàng Nam Á.

Á hậu Thiên Lý còn sở hữu phần lớn cổ phần của Công ty Hoàng Gia ĐL, doanh nghiệp đang sở hữu và vận hành các khu khách sạn, sân golf của tập đoàn Hoàn Cầu tại Đà Lạt. Công ty này sở hữu 4,4 triệu cổ phiếu Eximbank và được thế chấp tại ngân hàng Phương Đông (OCB).

Ngoài ra, OCB cũng nhận thế chấp hàng chục triệu cổ phiếu Eximbank khác từ các cổ đông trong nhóm này. 

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Kim Phượng cầm cố 8 triệu cổ phiếu, ông Dương Tiến Dũng cầm cố 7,1 triệu cổ phiếu hay công ty Thiên An Sài Gòn cầm cố 10,3 triệu cổ phiếu.

Phần lớn số cổ phiếu Eximbank của nhóm cổ đông liên quan đến Nam A Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu được quản lý bởi Công ty Chứng khoán Bảo Minh (BMSC). Đây là công ty chứng khoán do Công ty Rồng Ngọc nắm giữ 24% và ông Dương Tiến Dũng nắm giữ 23%.

Đến cuối năm 2018, BMSC nắm giữ khoảng 15,5 triệu cổ phiếu Eximbank, trị giá 217 tỉ đồng. Trong khi đó, ngân hàng Nam Á cung cấp 150 tỉ đồng cho BMSC thông qua hình thức đầu tư trái phiếu.

Ngân hàng Nam Á có tổng tài sản hơn 75.000 tỉ (tăng gần 40% trong năm ngoái), cùng nhóm với NCB và VietABank. Nhóm này chỉ có tổng tài sản lớn hơn các ngân hàng nhỏ nhất trong hệ thống như KienLong Bank, VietCapital Bank, BaoViet Bank hay Saigon Bank.

Trong 3 năm gần đây, danh mục cho vay của ngân hàng tăng 2,5 lần từ mức 20.000 tỉ năm 2015 lên hơn 50.000 tỉ cuối năm 2018. Trong đó cho vay cá nhân chiếm khoảng 15.800 tỉ đồng. Danh mục cho vay của Nam A Bank tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Bán buôn bán lẻ và Sản xuất sản phẩm tiêu dùng.

Năm ngoái, ngân hàng đạt gần 750 tỉ đồng lợi nhuận và đặt kế hoạch 800 tỉ đồng trong năm nay. Sau nhiều năm lên kế hoạch niêm yết, ngân hàng dự kiến sẽ lên sàn HOSE trong năm 2019.

Chồng đại gia Tư Hường tố con trai chiếm giữ Ngân hàng Nam ÁChồng đại gia Tư Hường tố con trai chiếm giữ Ngân hàng Nam Á 10 năm "cuộc tình" của ngân hàng Việt và đối tác ngoại10 năm 'cuộc tình' của ngân hàng Việt và đối tác ngoại Tỉ phú Hồ Hùng Anh: Từ người bán mì ăn liền đến ông chủ của ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt NamTỉ phú Hồ Hùng Anh: Từ người bán mì ăn liền đến ông chủ của ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam
Tag:
chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.