Nắm được quy trình này, cha mẹ không lo bị trao nhầm con

Để tránh trường hợp bị trao nhầm con, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và biết được quy trình trao nhận con ở bệnh viện phụ sản.

Cách đây 6 năm, tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã xảy ra trường hợp trao nhầm con giữa hai sản phụ. Vụ việc đã để lại nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của 2 gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ.

Hãy cùng xem lại quy trình trao nhận con ở một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội để tránh để xảy ra những sự cố đáng tiếc như trên.

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, sản phụ được các nhân viên y tế hướng dẫn cách so số trên thẻ tay của hai mẹ con (Ảnh: Công Phương).

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) vừa “vượt cạn” thành công cho biết, chị đã nghe thông tin về vụ việc nhầm con trên Ba Vì, lúc đầu cũng lo lắng vì mình sắp sinh con. Nhưng khi vào phòng sinh, thấy các bác sĩ giải thích và dùng vòng đeo tay, với mã số in của mẹ, con trùng nhau nên chị cảm thấy rất yên tâm.

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội dùng dây bằng nhựa, mềm để ghi đầy đủ họ tên mẹ, năm sinh và họ tên con, mã số thứ tự sinh của con trong năm (Ảnh: Công Phương).

“Khi đưa con về với mẹ, bác sĩ trực tiếp xem lại mã số trước khi trao cho mẹ. Tôi dù vẫn còn đau, nhưng vẫn cố gượng dậy, để so lại mã số, dù sao cẩn thận vẫn hơn”, chị Mai nói.

Cùng chia sẻ với chúng tôi tại khoa đẻ A2 (BV Phụ sản Hà Nội), anh Nguyễn Tiến Huy, quê ở Tân Yên, Hàm Yên (Tuyên Quang) có vợ vừa sinh con được gần 1 giờ đồng hồ cho hay, sau khi được bác sĩ trao con, việc đầu tiên anh làm đó là xem mã số 2 mẹ con có trùng nhau không.

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
ThS.BSCKII Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, dây bấm cố định này được bấm vào chân em bé và tay của bà mẹ từ khi em bé chào đời và được cắt bỏ sau khi ra viện về nhà (Ảnh: Công Phương).

“Sự việc ở Ba Vì xảy ra đúng lúc vợ tôi tới ngày đẻ. Tôi cảm thấy lo lắng nên đón con về phải kiểm tra ngay. Ơn giời mọi thứ đều tốt đẹp, không chỉ trùng số mà con cũng rất giống bố”, anh Tiến thông tin.

Trao đổi với chúng tôi, ThS.BS CKII Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, mỗi năm bệnh viện chào đón khoảng 40.000 em bé chào đời. Bệnh viện áp dụng những quy trình chặt chẽ nên từ trước đến này chưa từng xảy ra sự cố đáng tiếc nào như sự việc vừa qua.

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
BS Lưu Quốc Khải hướng dẫn vợ chồng anh Huy cách kiểm tra mã số mẹ và con (Ảnh: Công Phương).

Bác sĩ Khải cho biết thêm, trước đây bệnh viện cho mẹ và con đeo trùng số in trên thẻ nhựa mica. Tuy nhiên, do vật liệu này cứng, dễ làm đau trẻ nên bệnh viện chuyển sang dùng dây bấm cố định bằng nhựa mềm màu vàng.

Mỗi cặp gồm 2 dây, trên 2 dây đều có đầy đủ họ tên mẹ, năm sinh và họ tên con, mã số thứ tự sinh của con trong năm. Dây bấm cố định này được bấm vào chân em bé và tay của bà mẹ từ khi em bé chào đời và được cắt bỏ sau khi ra viện về nhà.

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con
Một em bé được ghi thẻ nhận diện với mẹ và sau khi tắm, thông tin trên thẻ không hề phai (Ảnh: Công Phương).

Trong quá trình nằm viện, nhân viên y tế và người mẹ sẽ trực tiếp kiểm tra mã số, tên trên dây đeo mỗi khi trao – nhận trẻ. Loại dây này chất lượng rất tốt, khi đã bấm vào tay thì không thể tháo hoặc dứt ra được, chỉ khi nào ra viện, nhân viên y tế mới dùng kéo cắt bỏ thẻ.

Nhiều người lo lắng về việc ghi thông tin mẹ và bé lên thẻ khi tắm cho bé sẽ bị nhòe, có thể xảy ra nhầm lẫn. Về vấn đề này, BS Khải cho rằng, loại mực viết lên thẻ là loại mực chuyên dụng không phai và mờ khi tiếp xúc với nước. Vì thế, khi tắm cho trẻ, các nữ hộ sinh kỳ cọ thoải mái mà không ảnh hường gì.

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con Vụ trao nhầm con 6 năm ở Hà Nội: 'Nếu hoán đổi ngay, trẻ có thể bị tự kỷ, xa lánh mọi người'

PGS Trịnh Hòa Bình cho biết, hai gia đình cần phải có thời gian để chuẩn bị tâm lý cho các cháu. Nếu bất ngờ ...

can nam ro quy trinh nay de khong bi trao nham con Người mẹ trong vụ trao nhầm con 6 năm ở Hà Nội: ‘Tôi dạy con đánh vần tên bố mẹ đẻ mỗi tối'

Chị Vũ Thị Hương (Hà Nội), người mẹ bị trao nhầm con cho biết, từ khi biết thông tin con chị đang nuôi là con ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.