Người mẹ trong vụ trao nhầm con 6 năm ở Hà Nội: ‘Tôi dạy con đánh vần tên bố mẹ đẻ mỗi tối'

Chị Vũ Thị Hương (Hà Nội), người mẹ bị trao nhầm con cho biết, từ khi biết thông tin con chị đang nuôi là con người khác, chị đã chuẩn bị tâm lý cho con và dạy con tập đọc tên bố mẹ ruột mỗi tối.

Liên quan đến sự việc trao nhầm con cách đây 6 năm tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội), chị Vũ Thị Hương (SN 1983, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) cho biết, hiện tại, chị đã bình tâm hơn và đang hợp tác cùng các bên liên quan để giúp các con trở về với bố mẹ ruột thịt của mình.

nguoi me trong vu trao nham con 6 nam o ha noi toi day con danh van ten bo me de moi toi
Chị Vũ Thị Hương chia sẻ với chúng tôi về những thông tin xung quanh việc Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm con. (Ảnh: Công Phương)

Chị Hương thông tin thêm, từ khi biết M. là con đẻ của anh Sơn (SN 1990) và chị Hiền (SN 1989, cùng trú tại Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội), chị đã cho M. tiếp xúc với gia đình bố mẹ đẻ nhiều lần.

Trong thời gian tới, chị sẽ về Ba Vì làm việc để giúp cháu M. hòa nhập với gia đình anh Sơn cũng như để cháu Phùng Thanh H. (con đẻ của chị) làm quen với cuộc sống mới.

Hiện tại, để chuẩn bị tâm lý cho M. trước khi nhận bố mẹ ruột, chị phải gửi con trai thứ 2 (4 tuổi) trên Phú Sơn để dành thời gian dạy dỗ M. và giải thích cho M. hiểu.

nguoi me trong vu trao nham con 6 nam o ha noi toi day con danh van ten bo me de moi toi
Từ khi biết M. không phải con đẻ của mình, chị đã đưa M. về nhà bố mẹ đẻ và chuẩn bị tâm lý cho con (Ảnh: NVCC).

“Tôi đã nói chuyện với con là: M. ơi, người ta nói con không phải là con ruột của mẹ. Mẹ đẻ của con đang ở chỗ khác.

Con là con của bố Sơn, mẹ Hiền. Đây là hậu quả của sự việc trao nhầm con tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì cách đây 6 năm.

Thời gian tới, mẹ sẽ đưa con về nhà bố đẻ của con là bố Sơn và mẹ Hiền nhé. Tuy nhiên, mẹ vẫn là mẹ của con, cho dù con làm gì mẹ vẫn đứng đằng sau con.

Mỗi lần nói với con những điều đó, tôi thường ngoảnh mặt đi để con không thấy tôi khóc”, chị Hương nghẹn lời.

Cầm tờ giấy lau giọt nước mắt đang lăn dài trên gò má, chị Hương nói tiếp, chị phải chịu đựng nhiều lời mắng chửi thậm tệ về việc không trao trả lại con cho anh Sơn.

Nhưng mọi người không hiểu tấm lòng của chị, nếu chị không chần chừ, nếu chị không làm tư tưởng tốt thì tinh thần của các cháu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

nguoi me trong vu trao nham con 6 nam o ha noi toi day con danh van ten bo me de moi toi
Chị Hương cho hay, chị rất yêu thương M. (Ảnh: NVCC).

Chị cũng đã tìm hiểu, nếu 2 cháu chưa chuẩn bị tâm lý nhận bố mẹ mà người lớn vẫn cố tình hoán đổi, thì rất có thể sẽ xảy ra trường hợp các cháu trốn đi và dễ bị lạc.

Từ những suy nghĩ trên nên chị Hương đã nói với anh Sơn là để cháu M. bên nhà chị để cả 2 mẹ con cùng có thời gian ổn định tâm lý.

Chị cho biết thêm, mỗi tối, chị thường dạy M. cách đánh vần tên bố Sơn, tên mẹ Hiền và tâm sự mọi chuyện để con hiểu.

“Tôi nuôi M. 6 năm, trải qua nhiều biến cố nên có nhiều tình cảm lắm. Gia đình anh Sơn cũng vậy, nuôi cháu H. 6 năm giờ cháu chuyển đi cũng nhớ lắm.

Do vậy, chúng tôi sẽ giúp 2 con hòa nhập với gia đình mới một cách từ từ và nói cho các con hiểu”, chị Hương nghẹn ngào.

Khi được hỏi về việc có đổi tên của con sau khi hai gia đình nhận con đẻ về không, chị Hương cho hay, chị vẫn giữ tên con là Đoàn Nhật M. và thêm tên gọi khác là H.

Được biết, cháu Phùng Thanh H. đã được chị Hương đưa xuống Hà Nội chơi với chị gần 1 tuần và M. đã được chị Hương đưa về nhà anh Sơn và chị Hiền. Cháu M. ở được 1 ngày thì khóc đòi về với mẹ.

Bốn năm đầu con phải nhập viện thường xuyên

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình chăm sóc cháu Đoàn Nhật M., chị Hương cho hay:

Vào tháng 12/2012, khi M. mới sinh được hơn 1 tháng thì có biểu hiện tím tái người và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, bác sĩ kết luận M. bị viêm co thắt phế quản, viêm phổi.

Sau khi chữa trị xong, gia đình đưa M. về quê (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội). Từ đó, mỗi tuần gia đình lại phải đưa M. đi điều trị vì căn bệnh trên.

Lần nặng nhất, gia đình phải đưa M. xuống Bệnh viện Nhi Trung ương và cháu phải nằm ở đó gần 10 ngày.

Sau đó, tình trạng bệnh của M. đỡ hơn, càng lớn M. đỡ phải đi viện mà chỉ dùng thuốc ở nhà.

“Thời gian M. dưới 4 tuổi, tôi thường xuyên phải đưa con đi bệnh viện điều trị. Sau 4 tuổi đến nay, con ít phải đi viện hơn”, chị Hương nói.

nguoi me trong vu trao nham con 6 nam o ha noi toi day con danh van ten bo me de moi toi Vụ trao nhầm con 6 năm ở Hà Nội: 'Phải bồi thường cho người vợ vì bị chồng nghi ngờ không chung thủy'

Theo Luật sư Giang Hồng Thanh (VPLS Giang Thanh), bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì phải có trách nhiệm bồi thường các gia đình ...

nguoi me trong vu trao nham con 6 nam o ha noi toi day con danh van ten bo me de moi toi Vụ nhầm con 6 năm ở Hà Nội: Người mẹ đau buồn vì 'mất cả gia đình, lỡ tuổi thanh xuân'

Sau nhiều ngày im lặng trước sự việc con trai bị trao nhầm cách đây 6 năm tại bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì ...

nguoi me trong vu trao nham con 6 nam o ha noi toi day con danh van ten bo me de moi toi Vụ trao nhầm con 6 năm mới phát hiện ở Hà Nội: ‘Chúng tôi xin lỗi và nhận trách nhiệm’

Hai nữ hộ sinh trong sự việc trao nhầm con ở Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã lên hai gia đình ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.