![]() |
Trào lưu 'chết thử' để tìm cảm hứng sống ở Hàn Quốc |
![]() |
Các học viên trong lớp học trị liệu của Liu. Ảnh: NetEase |
Phương pháp nằm thiền trong mộ là ý tưởng của Liu Taijie, 30 tuổi. Li kết hôn năm 19 tuổi và sinh con đầu lòng ba năm sau đó. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài đến năm 2015, để lại những vết thương lòng khó nguôi ngoai cho người phụ nữ trẻ.
Liu nói với Daily Mail rằng cô từng trải qua tổn thương tâm lý sau khi ly hôn và muốn giúp nhiều phụ nữ chung cảnh ngộ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cô muốn họ hiểu rằng cuộc sống vẫn tiếp diễn, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa và họ phải gạt quá khứ sang một bên để sống vui vẻ, hạnh phúc.
"Tôi biết một người phụ nữ cảm thấy như thế nào khi thấy mình bị bỏ rơi. Tôi cũng từng có ý nghĩ tự tử khi ly hôn", Liu nói. "Khi rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không ít người có cảm giác như cái chết cận kề. Nằm trong mộ, các học viên của tôi có thể trải nghiệm cái chết. Điều đó nhắc nhở họ rằng vẫn còn nhiều điều họ chưa thực hiện và cần quên đi quá khứ, bắt đầu một cuộc sống mới".
Hình ảnh những người phụ nữ nằm xuống những nấm mồ để trải nghiệm cái chết ở vùng ngoại ô thành phố Trùng Khánh đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Tại lớp thiền đặc biệt này của Liu, những người phụ nữ nằm trong huyệt mộ nông, bên dưới lót bằng tấm ni lông. Họ nhắm mặt, để tay ở tư thế cầu nguyện hoặc đặt tay lên ngực. Một số người thậm chí đã bật khóc vì không kìm nén được cảm xúc. Không rõ thời gian thiền kéo dài bao lâu, nhưng hình thức mô phỏng cái chết này được cho là giúp họ giải toả tâm lý để bắt đầu lại với một tâm thái thoải mái.
![]() |
Nhiều người tin rằng phương thức này có thể giúp họ giải toả tâm lý. Ảnh: NetEase |
Liu nói cô đã mất một năm để quên đi vết thương lòng và nỗi cô đơn sau khi ly hôn. Cứ vài tháng một lần, cô sẽ mở lớp học thiền miễn phí này để giúp nhiều phụ nữ khác. Tất cả những gì họ cần làm chỉ là nhấc máy và gọi điện cho Liu.
"Thất bại không đáng sợ. Tôi mong muốn rằng mọi phụ nữ, sau khi trải qua những đắng cay của hôn nhân, hãy sống cuộc đời của chính mình và đạt được mục tiêu mới trong cuộc sống", Liu nói.
Trên thực tế, hình thức trải nghiệm cái chết đang trở nên phổ biến tại Trung Quốc và một số nước châu Á trong vài năm trở lại đây. Tại Hàn Quốc, gày càng nnhiều người trẻ trải nghiệm tang lễ của chính mình như một cách để trân trọng hơn cuộc sống đang có.