Nhớ lại những ngày cuối năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ đã có chuyến công tác tại tỉnh Yên Bái. Tại đây, người đứng đầu ngành Giáo dục đã có các cuộc gặp gỡ, nói chuyện thân tình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh. Qua lắng nghe, Bộ trưởng rất trăn trở về căn bệnh thành tích trong giáo dục, gánh nặng sổ sách gây áp lực với giáo viên.
Theo Bộ trưởng, sáng kiến kinh nghiệm là một trong những nguyên nhân của bệnh thành tích, thi đua dạy tốt học tốt là việc cần có trong mỗi nhà trường nhưng phải tốt thật, chứ không phải gây áp lực theo hướng xấu. Cuộc thi mà không thiết thực, "diễn là chính" sẽ rất phản cảm.
Hơn nữa, thời gian qua, Bộ đã rà soát, cắt giảm nhiều nội dung mang tính chất hành chính nhằm giảm bớt áp lực số sách, giấy tờ cho giáo viên. Tuy nhiên, qua thực tế, vẫn còn nhiều thủ tục có thể giảm bớt được, vì vậy, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục rà soát và kiên quyết cắt giảm những thủ tục không cần thiết.
Quyết tâm của Bộ trưởng trong năm 2019 là giảm áp lực cho giáo viên khiến các thầy cô ở mọi miền đất nước phấn khởi và thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cũng hòa chung niềm vui đó.
Trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Khang mong rằng năm 2019 ngành giáo dục đạt được nhiều thành tích, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm 2018.
Như quyết tâm của Bộ trưởng, thầy Khang mong năm 2019 ngành giáo dục sẽ giảm được áp lực cho giáo viên từ sổ sách, giấy tờ để thầy cô tập trung hơn cho công tác giảng dạy (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn) |
Cụ thể hơn về những mong muốn đầu năm của mình, thầy Khang nói: “Tôi thực sự hi vọng 3 điều.
Thứ nhất, ngành giáo dục sẽ giảm được áp lực cho giáo viên từ sổ sách, giấy tờ để thầy cô tập trung hơn cho công tác giảng dạy.
Thứ hai, hiện nay chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình từng môn học cũng đã có, tôi mong muốn, chờ đợi được nhìn tận mắt các bộ sách giáo khoa lớp 1 do các cá nhân, tập thể được phép triển khai viết để xem sự phong phú, đa dạng như thế nào.
Thứ ba, hiện nay Dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) vẫn đang trong quá trình lấy kiến nhưng qua nhiều phiên bản dự thảo tôi nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực. Do đó, tôi hi vọng Luật Giáo dục sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2019 để quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục với một số điều, khoản sửa đổi, bổ sung sớm được thực thi”.
Trong khi đó là một giáo viên, thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: “Năm 2019 là năm thứ năm ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết 29, với quyết tâm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và những đổi mới, cải tiến trước những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, tôi có niềm tin rằng năm mới giáo dục sẽ có nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, ngành giáo dục cần sớm đưa ra triết lý”.
Tiệm rửa xe 'hốt bạc' dịp cận Tết, mỗi ngày 'bỏ túi' 5 triệu đồng
Cận Tết, nhu cầu rửa xe của người dân tăng "đột biến". Các tiệm rửa xe phải hoạt động "hết công suất” mới phục vụ ... |
Truyền nhân giữ cột mốc nơi biên cương Tổ quốc
Gần 30 năm qua một cụ ông người dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) không ngại gian khó nơi ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xông đất, chúc Tết tại Đà Nẵng
Sáng 16/2 (Mùng 1 Tết Mậu Tuất), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến xông đất, chúc Tết các Lực lượng vũ trang và nhân dân ... |