Nhớ 'Tết cô' những ngày xưa ấy…

Nhà cũ của cô giờ đã là công trường xây dựng, thầy cô không còn nữa, cô giáo đã dạy tôi rằng sự học phải biết phấn đấu với chính mình, cho đến bây giờ… mùng 3 hàng năm, tôi không còn thấy ngôi nhà xưa ấy để trở về chúc Tết  nữa.  

Hết năm học lớp 3, tôi một mình đăng ký để thi vào lớp chọn. Một môi trường mới hoàn toàn với một đứa trẻ 9 tuổi. Lúc đó, cũng không nhiều bố mẹ áp lực chuyện con cái phải học giỏi như bây giờ. Bố mẹ cho tôi tự chọn, thi được lớp chọn thì học, không thi được lại về lớp cũ. Từ các lớp thường, chúng tôi được gom lại, được học ôn và thi để lấy kết quả từ cao xuống thấp.

Kết quả là tôi vẫn đỗ, nhưng sự học khó hơn rất nhiều, trong khi tôi có thiên hướng giỏi môn Văn, thì kiến thức môn Toán ở lớp chọn này lại khá “nặng nề”. Từ chuyện “nặng nề” khiến tôi sợ học môn Toán hơn – nỗi sợ mà tôi chưa bao giờ dám nói.

Cô giáo chủ nhiệm của tôi khi đó đã khá già, cô rất gầy vì bị bệnh, nhưng có một điều kỳ lạ là cô chưa bao giờ yêu cầu chúng tôi phải giỏi giang cho xứng với thánh tích là “học sinh lớp chọn”.

Lúc ấy, tôi quá nhỏ để hiểu được những lời cô nói: Rằng một học sinh không nhất thiết phải giỏi tất cả các môn học, cô khuyến khích các em phát huy những môn thế mạnh, hoặc cô cũng bảo lớp mình không cần thành tích nhất trường, chỉ cần khi đi thi, các em biết đến đâu, làm đến đấy, không sợ sệt việc đi thi là được.

Tết năm đầu tiên cô làm chủ nhiệm, mấy đứa trong lớp đùn đẩy tôi phải vào nhà cô trước, tặng gì, nói gì, tôi phải nói trước. Hơn 20 năm trước, quà Tết của học trò đến nhà thầy cô đa phần là sổ bút, và một hai bông hoa quấn trong giấy bóng trắng.

Tôi đứng mãi trước cửa nhà cô giáo sáng mùng 3 Tết, thập thò theo sau là một đống những đứa dép lê, mũ len trùm quá đầu. Chỉ chờ nếu tôi đi trước là chúng nó ùn ùn theo vào.

nho tet co nhung ngay xua ay
Tết này, tôi đã chuẩn bị xong quà cho cô giáo của các con, cảm xúc khác hẳn chuyện của hơn 20 năm trước. Ảnh minh hoạ

Cô nhận quà mừng đầu năm mới, bảo mỗi đứa viết vào đây cho cô một ai câu thơ, và dặn Tết sau nếu có đến chơi, đừng góp tiền mua quà gì nữa. Ngồi một lúc, chúng tôi ra vườn nhà cô, trèo lên mấy cây táo vặt lên vặt xuống ăn ngon lành, chẳng còn thái độ e dè nào như trước nữa.

Cô dạy chúng tôi hết lớp 5, tốt nghiệp tiểu học, cô gọi tôi lại gửi lại quyển sổ chúng tôi tặng cô Tết năm trước, dưới mỗi dòng thơ chúng tôi viết, cô đều ghi lại lời chúc. Dưới dòng thơ có “bút tích” của tôi, cô viết: Em vẫn là một lớp trưởng có trách nhiệm, học văn tốt, và cô mong em cứ yêu thích môn văn như thế, còn với môn Toán, em đừng sợ, cứ học dần dần, từ từ, với bài quá khó, em có thể không làm được, điều đó không có gì đáng xấu hổ cả.

Quyển sổ đó, tôi vẫn giữ đến tận bây giờ, khi công việc có những điều kiện tiếp xúc với ngành giáo dục nhiều hơn, và khi con mình bước vào tuổi đi học, tôi mới thấy thấm thía những lời cô nói.

Tết này, tôi đã chuẩn bị xong quà cho cô giáo của các con, cảm xúc khác hẳn chuyện của hơn 20 năm trước. Bây giờ chúng tôi có quỹ phụ huynh, có những gói quà long lanh hơn, nhưng sự hồi hộp khi thập thò ở ngõ nhà cô giáo ngày mùng 3 Tết như xưa chẳng bao giờ còn có thể có lại nữa, và các con tôi chắc cũng không có cảm giác ấy, khi phần việc thăm chúc Tết thầy cô, đã có bố mẹ làm hộ.

Từ sau tốt nghiệp tiểu học, nhà tôi chuyển đi nơi khác, tôi lên cấp mới, và không có điều kiện quay lại thăm cô giáo cũ nữa. Tết này trở về quê hương, bạn bè tôi kể thầy cô đều đã về thế giới bên kia cách đây đã lâu. Mảnh vườn đầy táo tôi vẫn nhớ, giờ là sân của một công trường xây dựng. Dấu ấn về thầy cô, chỉ còn lại trong ký ức của tôi mà thôi. Tôi đứng trước mảnh đất có ngôi nhà xưa cũ, tần ngần một hồi lâu, trái tim tự thấy có thêm một khoảng trống rỗng khó gọi thành lời.

Tôi vẫn nhớ cái Tết nhà cô năm xưa ấy, khi mà tôi được dạy để biết rằng: Ai cũng được khuyến khích phát huy thế mạnh, và không phải khổ sở nếu có không giỏi giang một lĩnh vực nào đó, và cái Tết đến với thầy cô bằng tấm lòng, bằng sự trong trẻo hồn nhiên của tuổi học trò, vẫn đáng trân trọng và làm người ta nhớ lâu hơn bao giờ.

nho tet co nhung ngay xua ay Tiệm rửa xe 'hốt bạc' dịp cận Tết, mỗi ngày 'bỏ túi' 5 triệu đồng

Cận Tết, nhu cầu rửa xe của người dân tăng "đột biến". Các tiệm rửa xe phải hoạt động "hết công suất” mới phục vụ ...

nho tet co nhung ngay xua ay Truyền nhân giữ cột mốc nơi biên cương Tổ quốc

Gần 30 năm qua một cụ ông người dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) không ngại gian khó nơi ...

nho tet co nhung ngay xua ay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xông đất, chúc Tết tại Đà Nẵng

Sáng 16/2 (Mùng 1 Tết Mậu Tuất), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến xông đất, chúc Tết các Lực lượng vũ trang và nhân dân ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.