Nếu con là người hướng nội, hãy giúp con học cách lên tiếng

Nhiều trẻ hướng nội gặp nhiều khó khăn khi muốn khẳng định suy nghĩ và cảm xúc của mình, ngay cả khi các em biết rằng đó là điều đúng đắn. 

Em là một cô bé mới học lớp bốn, ngồi trong phòng với hai hàng nước mắt. Em đã có một tuần không mấy suôn sẻ. Em phải vật lộn với nỗi lo âu và sự thờ ơ trong lớp học, chính vì vậy mà em khó tập trung vào bài vở. Vậy nhưng đó không phải là lí do khiến em khóc. Em có thể xử lý những cảm xúc lẫn lộn đó và cả những vấn đề học tập của mình. Điều khiến em khóc, khiến cho một tuần của em trở nên tồi tệ lại đến từ một lí do khác.

"Nếu con làm theo những gì các bạn ấy bảo, các bạn ấy sẽ cho con chơi cùng. Nếu con không làm vì không muốn gặp rắc rối, các bạn ấy sẽ bỏ đi và bảo con không được đi theo".

Mâu thuẫn giữa chính kiến cá nhân và mong muốn vẫn được chơi cùng nhóm bạn từ hồi mẫu giáo khiến cô gái bé nhỏ gặp bế tắc. Đứng lên phản đối bạn bè đồng nghĩa với việc em sẽ mất bạn, nhưng nếu làm theo những gì bạn bảo lại khiến em vướng vào rắc rối. Cô bé không thể đưa ra quyết định. Cuối cùng, nhóm bạn đã bỏ cô bé lại một mình.

Câu chuyện về cô bé học lớp 4 ở trên là một ví dụ điển hình về trẻ hướng nội. Trẻ hướng nội có xu hướng chơi cùng những nhóm bạn nhỏ, đáng tin cậy và không bao giờ là người dẫn đầu nhóm. Cô bé muốn tránh mọi xung đột hết mức có thể và luôn gặp khó khăn khi cần phản đối ý kiến của bạn bè.

neu con la nguoi huong noi hay giup con hoc cach len tieng
Trẻ hướng nội gặp nhiều khó khăn để bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình.

Cô bé không hề đơn độc. Có nhiều trẻ nhỏ khác cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn khẳng định suy nghĩ và cảm xúc của mình, ngay cả khi các em biết rằng đó là điều đúng đắn. Theo Tiến sĩ giáo dục Michele Borba, tác giả cuốn sách Unselfie: Why Empathetic Kids Succeed in Our All-About-Me World, trẻ nhỏ có những tính cách khác nhau, một số em thường ngại ngần và nhạy cảm hơn. Tuy nhiên theo bà, việc khẳng định ý kiến và cảm xúc cá nhân bao gồm nhiều kĩ năng có thể dạy cho trẻ học.

Các kĩ năng giúp bạn khẳng định ý kiến và cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong nhiều tình huống khác nhau, từ sân chơi cho đến lợp học, hay một bữa tiệc mà bé tham gia. Tuy nhiên, các kĩ năng giúp bé biết cách tự đấu tranh cho bản thân và những người khác đặc biệt cần thiết trong những trường hợp như bắt nạt học đường, bị trêu ghẹo, áp lực từ bạn bè và nhiều hành vi tiêu cực khác.

Cũng nên nhớ rằng xây dựng các kĩ năng nói trên sẽ cần thời gian và cả thực hành. Một lần thử sẽ không làm nên chuyện. Trẻ nhỏ cần được thực hành tại nhà và tại thế giới bên ngoài nhiều nhất có thể. Nghe thì có vẻ nặng nề nhưng thực ra bạn hoàn toàn có thể giúp bé bằng một số phương pháp đơn giản sau đây:

1. Giải thích cho bé

Bạn có thể nói với bé là: "Hãy quyết đoán, khẳng định mình hơn " nhưng thực ra đó là lời nói quá đỗi chung chung với một đứa trẻ. Hãy giải thích tường tận, phân biệt những cách giao tiếp khác nhau để bé hiểu rõ hơn.

Có 3 dạng giao tiếp bạn có thể giải thích cho bé. Thứ nhất là bị động là dạng giao tiếp không dùng đến mắt, giọng nói nhỏ, có xu hướng hành động đặt quyền lợi của người khác lên trên mình. Thứ hai là dạng lấn áp, biểu hiện bằng giọng nói to, áp đặt, hành động như thể quyền lợi của mình quan trọng hơn người khác. Dạng thứ 3 chính là giao tiếp một cách điềm tĩnh, quyết đoán, dùng ánh mắt trong giao tiếp, giọng nói trầm nhưng chắc chắn, thể hiện sự tôn trọng với quyền lợi của bản thân và người khác.

Khi bản thân bạn đã phân biệt được những dạng giao tiếp cơ bản này, hãy giúp bé hiểu bằng cách đưa ra những nhân vật trong sách truyện, trên ti vi và phim ảnh để minh họa.

neu con la nguoi huong noi hay giup con hoc cach len tieng
Bố mẹ nên giúp con học cách phân biệt những cách giao tiếp khác nhau bằng cách giải thích rõ ràng, đơn giản và cụ thể.

2. Làm mẫu cho bé

Theo tiến sĩ Borba, bố mẹ nên làm mẫu để con bắt chước. Các bậc phụ huynh hãy bảo vệ ý kiến của chính mình, dù cho ý kiến đó có bất thường thế nào đi chăng nữa.

Khi làm mẫu cho con, bạn có thể dạy bé làm theo những bước sau đây:

- Giữ bình tĩnh.

- Giao tiếp bằng mắt.

- Nói dõng dạc, tự tin.

- Lắng nghe.

3. Dùng gương minh họa

Những em bé trầm tính thường gặp khó khăn khi muốn dùng lời nói và cử chỉ để thể hiện mình. Các bé có thể biết cách để nói sao cho dõng dạc, nhưng nếu bé chỉ chăm chăm nhìn xuống đất thì lời nói có cũng như không. Vì vậy, bạn nên giúp bé luyện tập trước gương để quan sát được các cử động của cơ thể, biểu hiện trên nét mặt và hiểu những thay đổi nhỏ có thể mang đến hiệu quả như thế nào. Hãy giúp bé:

- Giao tiếp bằng mắt trong gương.

- Đứng thẳng người.

- Giữ vai ra sau.

- Đặt tay ở hai bên.

- Nói 3-5 câu thể hiện quan điểm đã chuẩn bị từ trước, có thể là những câu đơn giản như: "Tớ không muốn chơi bóng đá. Cậu có muốn chơi trò khác không?"

4. Chơi trò diễn kịch

Các chuyên gia đã thử tập hợp một nhóm các em gái học lớp 4, mỗi một em nghĩ ra 5 tình huống cần nêu ý kiến cá nhân, viết ra giấy và đặt vào mũ. Sau đó, cả nhóm lần lượt giải quyết từng tình huống được đưa ra, mỗi tình huống có ít nhất 2 phương án giải quyết. Các em nhỏ thực sự thích trò chơi này và đã cùng nhau gỡ rối. Sau nhiều tuần, nhóm bạn đều thuật lại những phương án đã được áp dụng tại lớp học cũng như sân chơi.

neu con la nguoi huong noi hay giup con hoc cach len tieng
Hãy cho bé tham gia trò chơi diễn kịch để học cách xử lý nhiều tính huống khác nhau.

Từ ví dụ nói trên, bạn có thể chơi trò diễn kịch với bé, đưa ra những tình huống tưởng tượng. Hãy khuyến khích bé nghĩ ra vấn đề rồi lần lượt vào vai kẻ bắt nạt hay nạn nhân, người giao tiếp bị động hay lấn áp. Thực hành giải quyết vấn đề ở cả 2 hướng sẽ giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và hiểu rõ hơn.

5. Chơi trò thám tử

Trẻ nhỏ rất thích quan sát những gì người khác làm. Các bé thường xử lý theo những gì mình đã quan sát từ thế giới bên ngoài. Tận dụng điều này, bố mẹ có thể nghĩ ra một trò chơi quan sát cho bé, hãy để bé nhận diện đâu là người giao tiếp bị động, lấn áp hay người điềm tĩnh khi giao tiếp bất cứ khi nào có cơ hội ở ngoài môi trường thực. Hãy khuyến khích bé mô tả những hành vi có thể giúp bé phân biệt từng phong cách giao tiếp.

Lam Anh

(Dịch từ Pbs, RC)

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.