"Giảng dạy tự do, trao quyền cho giáo viên" là chủ đề của Ngày Nhà giáo thế giới năm nay. Việc trao quyền cho giáo viên là ưu tiên khi Liên Hợp Quốc thông qua mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 về giáo dục (SDG4). G
iáo viên cần được hưởng sự độc lập, tự do và công cụ cần thiết để cung cấp nền giáo dục chất lượng, phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu và mong đợi của người học.
Mục tiêu này xuất phát từ thực tế sự tự do lẫn quyền lực của giáo viên ở phần lớn quốc gia đang bị phá hủy. Những khủng hoảng, mâu thuẫn, nỗi bất an cùng với sự thiếu khoan dung và kỳ thị ngày càng gia tăng, cộng thêm hạn chế về ngân sách đã ảnh hưởng tiêu cực đến giáo viên.
Giáo viên cần được phát triển quyền tự do trong giảng dạy. Ảnh: UNESCO |
UNESCO tập hợp những người làm việc trong ngành sư phạm và chuyên gia nghiên cứu khắp thế giới để khảo sát toàn cảnh giáo dục đại học, 20 sau khuyến nghị về vai trò của giáo dục đại học năm 1997.
Phản hồi của giáo dục đại học đối với những đòi hỏi mới về chất lượng, sự hòa nhập và tính công bằng là một trong hai chủ đề lớn năm nay, bên cạnh những thách thức về tự do của môi trường giáo dục.
Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cam kết cung cấp phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở vào năm 2030. Viện Thống kê của UNESCO ước tính các quốc gia cần tuyển dụng 68,8 triệu giáo viên ở hai cấp học này để thực hiện mục tiêu.
Ngày Nhà giáo thế giới (5/10) được UNESCO tổ chức lần đầu tiên năm 1994. Các hội thảo diễn ra xoay quanh công việc của giáo sư, giáo viên, nhà nghiên cứu và những người cung cấp dịch vụ giáo dục tại trường học hoặc cơ sở giáo dục bậc cao.