Chỉ trong 3 ngày, "Scorpion" đã hút được 435 triệu lượt tương tác nhạc tại Mỹ cho 25 bài hát nằm trong album. Con số này đã vượt qua kỷ lục 431,3 triệu lượt stream mà album "Beerbongs & Bentleys" của Post Malone từng lập được hồi tháng 5. Post Malone có được kỷ lục đó sau 7 ngày còn Drake chỉ cần 3 ngày.
Album "Scorpion" của Drake Ảnh: HOLLYWOOD REPORTER |
Chưa dừng lại, album "Scorpion" của Drake còn được người trong giới dự đoán sẽ đạt 700 triệu lượt stream sau 1 tuần phát hành và chắc chắn chiếm vị trí đầu trên bảng xếp hạng Billboard 200 vào tuần tới với doanh số 700.000 bản được tiêu thụ. Như vậy, "Scorpion" sẽ trở thành album có tuần mở đầu hoành tráng nhất năm 2018. Khi "Scorpion" chính thức đứng đầu Billboard 200, nó sẽ trở thành album thứ 8 của Drake thống trị bảng xếp hạng này. Bảy album trước của nam rapper này đều giữ vị trí đầu bảng.
Tuy nhiên, thành công về mặt tương tác không có nghĩa là có được siêu lợi nhuận. Mới đây, các nghệ sĩ đã lên tiếng về tình trạng bản thân không có thu nhập dù là giọng ca có lượt nghe nhiều nhất thế giới. Thậm chí, mức thu nhập ngày càng ít dù tên tuổi của họ vẫn nổi khắp thế giới. Điều tưởng chừng nghịch lý này lại là sự thật đối với sự phát triển của dịch vụ stream nhạc trực tuyến hiện nay. Sự cạnh tranh khốc liệt của các dịch vụ stream nhạc trực tuyến như Spotify, Tidal và Apple Music đã giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí với các chương trình khuyến mãi và hậu mãi. Khán giả có lợi tức nghệ sĩ chịu thiệt. Vụ tranh chấp đòi quyền lợi giữa Taylor Swift và Spotify kéo dài đến 2 năm, cuối cùng Taylor chịu lép vế. Các ca khúc của Taylor đều phải đưa lên Spotify dù lợi nhuận không cao. Danh ca nhạc rock Donald Fagen đã ở tuổi "thất thập cổ lại hy" vẫn phải trở lại lưu diễn dài ngày vì những khoản thu từ album và phí sử dụng đã gần về số 0. Beyoncé là nghệ sĩ có thu nhập cao nhất trên thế giới, tuy nhiên chỉ 10% trong số đó đến từ sản phẩm âm nhạc của cô mà thôi.
Ngành stream nhạc trực tuyến đang phát triển với tốc độ chóng mặt, những người nắm giữ bản quyền các ca khúc cũng chẳng còn cách nào ngoài thỏa hiệp với mức phí thấp để phổ biến tác phẩm. Việc giới nghệ sĩ phải thỏa hiệp với ngành công nghiệp stream nhạc vì hy vọng nó có thể cứu được ngành âm nhạc giải trí đang tụt dốc không phanh, thậm chí là tình trạng suy thoái tài chính của toàn ngành sau khi chịu ảnh hưởng bởi sự xuống dốc của Napster, Limewire và cả iTunes trong thập kỷ qua. Vì vậy, dịch vụ stream nhạc trực tuyến cực kỳ tiện lợi cho người dùng nhưng lại bất lợi cho những người trực tiếp sản xuất âm nhạc và các nghệ sĩ, hiện nó đang là một bước tiến về công nghệ nhưng lại là một bước lùi sâu hơn với nghệ sĩ.
XEM THÊM
Âm nhạc cần view, like hay cá tính và sự tử tế?
Cuộc chiến của các hit trên những BXH âm nhạc hay cuộc chạy đua của ca sĩ ra MV gây sốt cho thấy, giá trị ... |
Chí Phèo, Kiều, Hoạn Thư... và khi văn chương thành cảm hứng âm nhạc
Chí Phèo, Kiều, Hoạn Thư, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương hay Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh đã ... |
Âm nhạc bảo vệ gia đình và trẻ em
Trước những vấn đề nhức nhối trong xã hội đương đại như bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em diễn ra gần đây ở ... |
Black Pink lập kỷ lục trên Billboard Hot 100, nhận lời mời 'Mỹ tiến'
4 cô gái nhà YG tiếp tục lập nên kỷ lục mới với ca khúc "DDU-DU DDU-DU", lọt bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và ... |