Ngoài y dược, ngành gì có triển vọng việc làm cho dân khối B?

Nhắc đến khối B, nhiều người chỉ nghĩ đến ngành y dược. Tuy nhiên, dân khối B vẫn có rất nhiều lựa chọn khác bên cạnh ngành y dược để nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học.

Kỳ thi THPT quốc gia đang đến gần, đây là thời điểm quan trọng của học sinh lớp 12, khi các em đang cân nhắc để đưa ra những nguyện vọng cuối cùng để nộp đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không có nhiều lựa chọn như khối A, A1 và D1 nhưng dân khối B vẫn có thể chọn được những ngành học hot, dễ kiếm được việc sau khi ra trường. Ngoài ngành y dược, các em học khối B vẫn có thể theo những ngành học dưới đây tại những trường đại học trên khắp cả nước.

1. Tâm lí học giáo dục

ngoai y duoc nganh gi co trien vong viec lam cho dan khoi b
Nhu cầu chuyên viên tâm lý có trình độ chuyên môn đang thiếu rất nhiều wor các trường học hiện nay.

Ngành này sẽ đào tạo cho sinh viên từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,…

Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết;

Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Nhất là trong thời gian tới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi trường học đều cần phải có 1 chuyên gia tâm lý học đường thì cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tâm lý học càng nhiều hơn.

Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lý hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài và bên trong con người; làm chuyên viên tham vấn, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình,… tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.

2. Công nghệ kỹ thuật môi trường

Theo học ngành Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm.

ngoai y duoc nganh gi co trien vong viec lam cho dan khoi b
Kỹ sư môi trường

Đồng thời ngành học này còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn; có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường, bạn có thể đảm nhiệm vai trò là chuyên viên môi trường ở các công ty về môi trường; cán bộ công tác tại Bộ, Sở, Viện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, trung tâm phân tích, quan trắc môi trường.

Tư vấn viên, giám sát viên hoặc chuyên gia, kĩ sư môi trường của các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến môi trường đô thị, môi trường công nghiệp, quản lý tài nguyên và vệ sinh môi trường.

3. Công nghệ Sinh học

Ngành Công nghệ sinh học là ngành công nghệ cao, chuyên nghiên cứu và vận dụng các hệ thống sống (động vật, thực vật, vi sinh vật…) và thiết bị kỹ thuật, quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học hữu ích, phục vụ cho lợi ích của con người: thuốc, chế phẩm, phân bón, thực phẩm…

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

5. Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến lâm sản

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm như: đồ ăn, đồ uống – nước giải khát, thực phẩm…đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và an toàn thực cho cộng đồng. Đây cũng là ngành liên quan đến kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến; phát triển sản phẩm mới, vận hành sản xuất…

Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên ngành Công nghệ thực phẩmcó thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…

6. Thú y

Cung cấp nguồn nhân lực bác sĩ thú y có chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.

ngoai y duoc nganh gi co trien vong viec lam cho dan khoi b
Bác sĩ thú y hiện nay vẫn đang là một nghề "hot", thiếu nhiều nhân lực chất lượng cao

Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành. Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.

7. Chăn nuôi

- Chuyên ngành công nghệ sản xuất động vật (Chăn nuôi)

Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn về chăn nuôi, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; xây dựng và thực hiện, chỉ đạo thực hiện các qui trình chăn nuôi cho các loài thú nông nghiệp; có hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các loài thú nông nghiệp; hiểu biết về thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như các bệnh thông thường của thú nuôi, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.

- Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cung cấp những kỹ sư chăn nuôi chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng động vật, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong tổ hợp và sản xuất thức ăn chăn nuôi hợp lý cùng với am tường về công tác giống, công tác kỹ thuật nuôi, thiết kế chuồng trại, vệ sinh thú y,… góp phần tăng năng suất vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra dân khối B có thể tham khảo một số ngành sau:

Nuôi trồng thủy sản, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kĩ thuật trắc địa - bản đồ, Công nghệ thiết bị trường học, Lâm nghiệp đô thị, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng, Quản lý biển, Khí tượng thủy văn biển, Khí tượng học, Ngành Nông nghiệp, Khoa học đất, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Phát triển nông thôn, Công nghệ rau quả và cảnh quan

ngoai y duoc nganh gi co trien vong viec lam cho dan khoi b Nắm bắt xu hướng nghề nghiệp để chọn ngành

Học sinh rất dễ bị rối không biết nên chọn ngành nghề theo năng lực bản thân hay nhu cầu của xã hội, trong khi ...

ngoai y duoc nganh gi co trien vong viec lam cho dan khoi b Chọn ngành gì hấp dẫn nhất cho dân khối C?

Học sinh khối C có thể học những ngành nào và làm nghề gì sau khi ra trường là thắc mắc chung của đa số ...

ngoai y duoc nganh gi co trien vong viec lam cho dan khoi b Muốn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì học trường gì?

Đây là một trong những thắc mắc của nhiều học sinh lớp 12 về học trường gì, ngành gì trong chương trình Ngày hội Tư ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.