Ngược đời cách tổ chức thi Hoa hậu ở Việt Nam (Kì 1)

Những bất cập trong việc tổ chức các cuộc thi Hoa hậu ở Việt Nam đã khiến cho công chúng có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với cái gọi là "nữ hoàng sắc đẹp". 
nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1 Những chiếc váy làm nên thương hiệu của các Hoa hậu hoàn vũ
nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1 Các cuộc thi Hoa hậu trên thế giới vẫn đón chào thí sinh 'dao kéo'

Kì 1: "Lượng" nhiều nhưng "chất" ít

Trên thế giới không thiếu những quốc gia "cuồng" thi hoa hậu, nhưng cái cách và định hướng về "đấu trường nhan sắc" của họ hoàn toàn khác biệt so với những gì đã và đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ khi xuất hiện ở nước ta, có bao nhiêu cuộc thi hoa hậu, người đẹp còn trụ vững được đến bây giờ ngoại trừ Hoa hậu Việt Nam? Hàng loạt các sân chơi vội vã ra đời rồi cũng sớm bị chết yểu. Một khi không duy trì được tính thường niên và tuổi thọ thì bản thân cuộc thi đã cho thấy sự yếu kém của mình trong khâu tổ chức thì nói gì đến những cái gọi là "sứ mệnh cao cả"?

Cần làm rõ mục tiêu và tôn chỉ của các đấu trường nhan sắc. Trên thế giới, những sân chơi này được tạo ra nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, thể hiện được tiếng nói phái yếu trong việc bình đẳng giới và thực tế nhất là tìm kiếm đại diện đi thi đấu quốc tế.

Hầu hết các hoa hậu quốc gia khác sau khi đăng quang đều được quyền đại diện nước nhà tham gia các đấu trường nhan sắc lớn nhất hành tinh như Miss Universe, Miss World,… Và đó là niềm tự hào cũng như khát khao của rất nhiều cô gái ở những đất nước đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực sắc đẹp.

nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1
Được đại diện nước nhà tham gia Miss Universe là ao ước của rất nhiều cô gái trên thế giới. (Ảnh: MU2013)

Chính vì vậy, họ không ngại thi đấu miệt mài trong nhiều năm liền chỉ để được một lần mang trên người dải băng quốc gia và hô vang tên nước mình giữa biết bao cường quốc.

Trở lại với nước ta, Hoa hậu Việt Nam được xem là cuộc thi có thâm niên và uy tín nhất. Việc tổ chức định kì 2 năm một lần đã giúp cuộc thi xây dựng được thương hiệu riêng, trở thành nơi để các người đẹp thực hiện khát khao đội lên đầu chiếc vương miện cao quý.

Thế nhưng thực tế cho thấy, "động cơ" đi thi của những cô gái ở Việt Nam hoàn toàn khác hẳn với quốc tế. Trong khi "nước người ta" tranh nhau từng suất một để được đại diện quốc gia thi đấu thì đại đa số các người đẹp bước ra từ Hoa hậu Việt Nam đều… không có nhu cầu thi thố quốc tế. Và nó cũng chẳng nằm trong điều khoản bắt buộc của một hoa hậu, á hậu sau khi đăng quang.

Vì sao? Bởi trong quan điểm của một bộ phận công dân Việt Nam, hoa hậu được xem là nghề hái ra tiền. Do vậy, nhiều cô gái có chút nhan sắc quyết tâm "lao đầu" đi thi hoa hậu với lí do thường thấy là… đam mê, là trau dồi và hoàn thiện bản thân,…

Thế nhưng đam mê đâu, học hỏi đâu chẳng thấy, chỉ biết rằng những bóng hồng sau khi sở hữu cho mình được cái danh hiệu này, giải thường kia bắt đầu xuất hiện nhẵn mặt ở các sự kiện, chương trình từ năm này qua năm khác, bất chấp việc đã kết thúc nhiệm kì.

Và chính điều này đã tạo nên cái gọi là nghề đi… dự event (sự kiện). Chỉ cần bạn sở hữu cho mình một danh hiệu của bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào thì mặc nhiên đủ tư cách được mời xuất hiện ở nhiều chương trình, có dịp tiếp xúc với giới thương lưu. Và cơ hội đổi đời là trong tầm tay.

nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1
Dự event (sự kiện) là một "nghề" hái ra tiền ở Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn)

Cũng chính vì lẽ đó, "cơn khát" danh hiệu đã ám ảnh các cô gái. Họ bất chấp mọi thứ để có bằng được một giải thưởng cho mình, nhằm tạo nên "lí lịch đẹp" để đi sự kiện có "giá".

Và theo quy luật tự nhiên, khi nhu cầu sở hữu giải thưởng của các người đẹp ngày càng cao thì việc các đơn vị đứng ra tổ chức hàng loạt những cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp,… là điều tất yếu sẽ xảy ra. Chính điều này đã làm nên tình trạng loạn danh xưng ở Việt Nam.

Thay vì kiểm soát gắt gao và hạn chế việc tổ chức các cuộc thi một cách tràn lan làm mất đi giá trị của người mang danh "nữ hoàng sắc đẹp" thì theo quy định hiện hành ở nước ta, mỗi năm sẽ chỉ có 2 cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia được cấp phép.

Tưởng chừng như tình hình "loạn danh xưng" sẽ được cải thiện nhưng chính điều này đã gây nên những tình huống "dở khóc dở cười". Thay vì nhiều cuộc thi có thâm niên và tôn chỉ rõ ràng phải danh chính ngôn thuận mang tên là hoa hậu nhưng bởi một số lí do như xin cơ quan chức năng muộn, đã có đơn vị xin phép trước,... đành bị "gián chức" xuống một bậc.

Điển hình như Hoa khôi áo dài nhằm tìm kiếm đại diện thi Miss World hẳn hoi lại bị hiểu như một cuộc thi tuyến dưới bởi cái tên, Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh với nhiều lần tổ chức thành công nhưng trong năm 2017 này, do một số đơn vị đã xin phép tổ chức trước nên bất ngờ bị đổi tên thành... Hoa khôi phụ nữ Việt Nam qua ảnh.

Trong khi đó, một số cuộc thi đang trong thời kì "thai nghén", tổ chức một năm rồi "bặt vô âm tín" vẫn được đặt tên là hoa hậu.

Thế mới xảy ra tình trạng 1 hoa hậu đăng quang hơn chục năm sau vẫn chưa có người kế vị. Đáng nói hơn đây là không phải 1 vài trường hợp cá biệt, mà nó đang diễn ra liên tục trong nhiều năm vừa qua.

nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1
Hoa hậu miền biển Việt Nam xuất hiện 1 lần trong năm 2007 rồi "bặt vô âm tín". (Ảnh: HHMB)

Không ai phủ nhận rằng văn hóa, giải trí, nghệ thuật muốn tồn tại phải đi cùng với yếu tố lợi nhuận, thương mại. Nhưng khi những nhu cầu, lợi ích cá nhân được đặt lên quá nặng và làm lu mờ nhiều giá trị khác thì lại là một vấn đề đáng quan tâm.

Các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp,… ở Việt Nam mọc lên như nấm làm gì để rồi khi cần một cô gái đủ sắc vóc, bản lĩnh để đại diện nước nhà thi đấu thì cứ như … mò kim dưới đáy bể.

Vì sao? Đơn giản là các cuộc thi được các đơn vị, công ty đứng ra tổ chức nào có mấy khi quan tâm đến những thứ gọi là tiêu chí của một "nữ hoàng sắc đẹp". Cái họ muốn là yếu tố lợi nhuận.

Vì vậy mà ở nước ta không còn lạ gì với việc một người đẹp vừa đăng quang đã dính nghi án mua giải, có đại gia chống lưng, nếu không thì phải xuất thân từ gia đình quyền quý,...

Cũng chính vì điều đó mà Việt Nam mới sản sinh ra nhưng nàng hoa, cô á suốt bao năm vẫn không biết cách cười tươi, ăn nói thì ngô nghê và rỗng tuếch. Ngay cả đến việc trình diễn, đi đứng trên sân khấu cũng cho thấy được sự vụng về và kém duyên.

Quá nhiều cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam vẫn đi vào vết xe đổ như thế. Hằng năm, nước ta lại xuất hiện thêm hàng loạt "nữ hoàng sắc đẹp" không biết từ đâu đến, ở những cuộc thi với mục tiêu và tôn chỉ rất mơ hồ.

Có muôn vàn lí do được đưa ra như tìm kiếm gương mặt làm đại sứ bảo vệ môi trường, thắt chặt tình đoàn kết,... Thế nhưng, những "sứ mệnh" mà cuộc thi nghĩ là "cao cả" tồn tại vẻn vẹn được bao lâu? Có phải chỉ cần thực hiện "nhiệm vụ thiêng liêng" ấy trong năm cuộc thi tổ chức là đủ? Vì nhiều năm sau đó có thấy bóng dáng gì của các cuộc thi này xuất hiện nữa đâu?

Đừng lấy những lí do "cao cả", vì cộng đồng ra để bao biện cho mục đích cá nhân của mình. Chính vì tư tưởng đó mà nhiều người đẹp, các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam ngày càng trở nên rẻ rúng trong mắt công chúng.

nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1 Đừng ngộ nhận, Hoa hậu không phải một nghề!
nguoc doi cach to chuc thi hoa hau o viet nam ki 1 'Sướng' như hoa hậu ở Việt Nam
chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.