Từ xa xưa, Tết Thanh minh đã trở thành dịp lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam. Năm nay, Tết Thanh minh diễn ra trong vòng 15 ngày (tức từ 20.2 đến ngày 5.3 Âm lịch), cứ vào dịp cuối tuần là người dân thập phương lại nô nức rủ nhau ra phần mộ của tổ tiên để thắp nén hương thơm, tưởng nhớ đấng sinh thành.
Từ xa xưa, Tết Thanh minh đã trở thành dịp lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam. Năm nay, Tết Thanh minh diễn ra trong vòng 15 ngày (tức từ 20.2 đến ngày 5.3 Âm lịch), cứ vào dịp cuối tuần là người dân thập phương lại nô nức rủ nhau ra phần mộ của tổ tiên để thắp nén hương thơm, tưởng nhớ đấng sinh thành.
Đại gia đình bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày tết Thanh minh rất quan trọng với gia đình, chúng tôi đã có mặt từ sáng sớm tại Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình) để thắp nén hương tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, tổ tiên".
Tùy điều kiện cũng như sở thích của mỗi gia đình khi mua lễ vật để tảo mộ, nhưng không thể thiếu những bó hoa tươi.
Cụ ông đang đi tìm phần mộ của người thân nằm trên ngọn đồi.
Con cháu dù làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình.
Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày Thanh minh cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ.
Các em nhỏ cũng được bố mẹ cho đi tảo mộ, để sau này khi lớn lên sẽ nhớ về công ơn sinh thành của bố mẹ, ông bà, tổ tiên mình.
Thời tiết đầu xuân hơi se lạnh và không nắng, khá thuận lợi cho việc tảo mộ của các gia đình.
Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.
Người đàn ông dọn dẹp phần mộ, thắp nén hương thơm lên ngôi mộ của người thân
Sau đó cùng nhau hóa vàng mã cho linh hồn người đã khuất, cuối cùng là về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
Những nén hương của con cháu dâng lên tổ tiên, mong muốn ông bà, tổ tiên an nghỉ nơi chín suối được siêu thoát, người ở trần được che chở mọi sự bình an, may mắn.
Rất đông người đến ngôi chùa Kim Sơn Lạc Hồng, cùng nhau ngồi đọc Kinh A Di Đà cầu mong cho linh hồn của người thân quá cố được siêu thoát
Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.