Giá lợn tụt dốc: Nhiều giải pháp cứu người chăn nuôi | |
Tiêu mất mùa và giá xuống 'kịch sàn', người dân có nguy cơ trắng tay | |
Chuối Đồng Nai lỗ nặng: ‘Nông dân đừng ham lợi trước mắt’ |
Chương trình cứu chuối Đồng Nai đã tạo được hiệu ứng trong cộng đồng nhưng không mang lại nhiều giá trị cho người nông dân tỉnh này. |
Chỉ cách đây ít ngày, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến làm việc với Tổ hợp Samsung Bắc Ninh để đề nghị hỗ trợ ngành chăn nuôi heo. Theo đó, vị Bộ trưởng đề nghị Samsung Việt Nam tăng cường tiêu thụ thịt lợn sử dụng cho các bữa ăn dành cho hàng trăm nghìn công nhân.
Lý do là, một ngày doanh nghiệp này cung cấp 160.000 suất ăn cho công nhân và tiêu thụ khoảng 100 con heo có trọng lượng 50 kg. Vậy nên, nếu 160.000 suất ăn được tăng cường thêm thịt heo chắc chắn số heo tiêu thụ sẽ vượt ngoài 5 tấn/ngày.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có công văn hỏa tốc với nội dung kêu gọi các Bộ ngành, địa phương, thủ trưởng cơ quan các đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội cùng tuyên truyền, chỉ đạo và tổ chức triển khai bằng các việc làm cụ thể, hỗ trợ người chăn nuôi heo.
Hành động đến gặp doanh nghiệp và công văn của Bộ trưởng NN&PTNT diễn ra trong bối cảnh ngành chăn nuôi heo đang gặp khủng hoảng thừa nguồn cung dẫn tới giá heo xuống thấp kỷ lục. Một số nơi, giá heo hơi chỉ ở mức 15.000-20.000 đồng/kg trong khi người chăn nuôi phải mất khoảng 35.000 – 37.000 đồng để tạo ra một ký heo hơi.
Cách đây hơn một năm, tại trụ sở Bộ Công thương (54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Công đoàn Cơ quan Bộ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu đã tổ chức chương trình thiện nguyện mua dưa hấu hỗ trợ cho nông dân miền Trung. Đã có 14 tấn dưa bị ùn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn đã được mua và và tập kết ngay tại trụ sở của Bộ để bán giúp bà con nông dân.
Chương trình “dưa hấu nghĩa tình” giúp đỡ bà con Quảng Ngãi. Ảnh: T.A |
Hay chỉ mới đây thôi, nhiều hội đoàn, sở ngành đã thực hiện chương trình chuối nghĩa tình, dưa hấu nghĩa tình để “giải cứu” chuối cho nông dân Đồng Nai và dưa hấu cho nông dân Quảng Nam.
Khi những chương trình “giải cứu” bắt đầu thực hiện đã tạo được một hiệu ứng tốt trong cộng đồng. Mọi người rủ nhau mua nông sản, thịt heo để giúp đồng bào mình nhưng rồi ngày qua ngày, số lượng giảm dần và người dân cũng không thể ăn chuối, dưa hấu hay thịt heo để thay các lương thực khác được.
Theo TS Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam kiêm Trưởng Văn phòng Đại diện phía Nam, hiện số heo thịt dư thừa đang nằm trong dân khoảng 1,5 -2 triệu con, tương đương hàng trăm ngàn tấn thịt xẻ. Đây là một con số không hề nhỏ và không thể “giải cứu” bằng lòng trắc ẩn của người dân.
Một câu hỏi khác được đặt ra trước tình trạng người dân đang bội thực “giải cứu” là nông dân, người chăn nuôi sẽ được gì khì chúng ta cùng chung tay giải cứu.
Hàng trăm tấn chuối được “giải cứu” nhưng nông dân vẫn không đủ chi phí tái đầu tư. Hàng ngàn tấn thịt heo được “giải cứu” nhưng người chăn nuôi vẫn lỗ từ 15.000 – 20.000 ngàn đồng/kg thịt.
Vậy chúng ta đang giải cứu hay đang giúp nhóm trung gian làm giàu. Giá thịt heo tại chợ truyền thống, siêu thị vẫn cao ngất ngưỡng, trong khi người chăn nuôi vẫn lỗ đậm trên từng kg thịt được bán đi.
Bởi người dân không thể dắt đàn heo ra giữa góc gã tư đường để xẻ thịt bán tận tay cho người mua với giá hơn 37.000 đồng/kg (giá người chăn nuôi đầu tư để tạo thành một ký heo hơi).
Người chăn nuôi vẫn điêu đứng sau một thời gian dài giá heo xuống thấp và chưa có dấu hiệu hổi phục. ẢNh K.A |
Những hội nhóm cũng không thể đến các trang trại, hộ chăn nuôi mua heo với giá cao để bán lại cho người tiêu dùng như cách “giải cứu” chuối và dưa hấu.
Hay những nhóm thanh niên nhiệt thành không thể vay số tiền lớn để mua heo bán lẽ như cách họ từng đứng ra cứu chuối, dưa hấu trước đó.
Thực tế là, trước những hiệu ứng từ báo chí và cộng đồng mạng, người tiêu dùng đã chủ động mua thịt heo nhiều hơn cho bữa ăn thường ngày của mình.
Nhưng họ đang mua thịt heo với giá cao và nghĩ rằng đang giúp người chăn nuôi, nhưng thực ra là đang làm giàu cho thương lái và nhóm trung gian.
Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, từ khi giá heo hơi 45.000-50.000kg xuống còn khoảng 20.000-25.000 đồng/kg, tức là giảm 50%, nhưng giá thịt heo bán trên thị trường lại không giảm nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10%.
Theo TS Đạt, nhà nước không kiểm soát được khâu lưu thông mà phụ thuộc vào thương lái. Do phải đi qua quá nhiều khâu trung gian gây thiệt hại nhiều cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Ngay cả các công ty lớn cũng không hẳn mua heo trực tiếp từ người chăn nuôi mà vẫn phải qua thương lái trung gian.
Heo hơi rớt giá: Lưu thông sản phẩm thịt của Việt Nam đang có vấn đề
Theo Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam kiêm Trưởng Văn phòng Đại diện phía Nam, TS Nguyễn Quốc Đạt, nếu nhà nước không ... |
Do đó, tùy theo thị trường, nhất là khi thị trường biến động giá lên xuống, mà nhóm trung gian có lợi nhuận cao.
Như hiện nay, có thể thấy rằng nhóm trung gian đang hưởng một phần lời rất lớn trong khi giá heo hơi rớt mạnh. Nếu nhà nước không quản lý được vấn đề này thì người chăn nuôi còn tiếp tục bị thiệt hại.
Vậy nên, đã đến lúc người dân cần nhìn lại việc “giải cứu” nông sản, thịt theo.
Dẫu biết đây là một chương trình nhân đạo nhưng giá trị tạo ra cho người nông dân, chăn nuôi từ các chương trình giải cứu không nhiều như mong muốn của mọi người khi tham gia.
Và nếu không có một chương trình phát triển ngành nông nghiệp, chăn nuôi một cách có định hướng chắc chắn người dân sẽ bội thực các chương trình “giải cứu” và nông dân, người chân nuôi vẫn luẩn quẩn trong vòng xoáy thị trường và “chết” với chính nghề nghiệp mình lựa chọn.
Chai Trà xanh Không độ của đại sứ Phạm Sanh Châu
Lần đầu tiên, một người Việt Nam được đề cử làm ứng viên Tổng Giám đốc UNESCO. Đại sứ Phạm Sanh Châu, ứng viên “lịch ... |