Người dân Thanh Đa chờ 'siêu dự án' của TP HCM tái khởi động

Cách trung tâm Sài Gòn chỉ vài km nhưng cuộc sống của người dân khu bán đảo Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) như ở miền quê.

Đối lập với những cao ốc chọc trời của quận 1, bên kia bờ sông Sài Gòn là hàng nghìn hộ dân phải sống lay lắt trong những ngôi nhà sập xệ suốt hàng chục năm qua. Họ không thể xây mới nhà, sửa cũng không xong, mỏi mòn chờ siêu dự án Khu đô thị sinh thái Thanh Đa đã bị "treo" gần ba thập kỷ.

nguoi dan thanh da cho sieu du an cua tp hcm tai khoi dong

Khu đô thị sinh thái Thanh Đa rộng 426 ha, chỉ cách trung tâm thành phố một dòng sông. (Ảnh: Quỳnh Trần).

Ông Lê Văn Hai (ngụ Khu phố 1) cho biết, có biết bao thế hệ sống trên mảnh đất này, đất đai vườn tược rộng rãi, nhưng mấy chục năm qua rất khổ sở. Nhiều gia đình muốn bán đất để cải thiện cuộc sống, hay sửa sang cơi nới cho rộng rãi đều không được phép.

Chỉ tay về khu vườn phía sau nhà, ông Hai bảo, mảnh đất này từ đời cụ cố để lại. Hiện, vợ chồng ông và 2 con sống tại đây. Cứ mưa hay triều cường là nhà cửa bị nước ngập quá đầu gối. Nếu muốn nâng nền thì phải làm đơn xin phép chính quyền, rất bất tiện.

"Nhà mình mà mình chẳng có quyền gì. Chúng tôi muốn dựng cho con cái một cái chòi nhỏ để tụi nó ở nhưng cũng không được. Không riêng gì gia đình tôi mà bà con nơi đây rất mong dự án nhanh triển khai. Chúng tôi đã mòn mỏi, hoang mang vì chờ quá lâu rồi", ông Hai thở dài, nói.

Thấp thoáng bên các con đường sâu hun hút, rộng hơn một mét, chằng chịt ổ voi ổ gà dẫn vào Khu phố 3 và 4 là những ngôi nhà san sát dựa vào nhau như muốn đổ sập vì sự cũ nát. Người dân khu này được cho là khổ nhất trong diện quy hoạch treo. Nhiều thanh niên sinh ở đây cho biết, từ lúc họ chào đời đến giờ đường xá, nhà cửa... không hề thay đổi.

nguoi dan thanh da cho sieu du an cua tp hcm tai khoi dong
Không được xây dựng nhà cửa, người dân bán đảo Thanh Đa tận dụng đất trồng lúa, nuôi cá. (Ảnh: Quỳnh Trần).

Thành phố gỡ khó cho người dân

Trong văn bản gửi UBND thành phố ngày 18/10, Sở Xây dựng đề xuất hai phương án giải quyết vướng mắc của quận Bình Thạnh

Một là, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở ngành liên quan khẩn trương đấu thầu, chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Thanh Đa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố.

Thứ hai, thành phố rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xác định tính khả thi của dự án. Từ đó có thể điều chỉnh hoặc hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, làm cơ sở để người dân được tách thửa và được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn (theo Quyết định 60/2017 và 26/2017).

Theo Sở Xây dựng, thành phố nên chọn phương án hai vì giải quyết được nhu cầu, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch kéo dài. Việc rà soát lại quy hoạch còn giúp cơ quan quản lý đánh giá tính khả thi về quy mô của dự án; làm cơ sở để đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực phù hợp.

nguoi dan thanh da cho sieu du an cua tp hcm tai khoi dong

Ông Thịnh nói về nỗi khổ cực của người dân hơn 20 năm sống trong khu quy hoạch "treo". (Ảnh: Dương Trang).

Hầu hết người dân khu bán đảo Thanh Đa đều tỏ ra vui mừng trước động thái này của Sở Xây dựng TP HCM.

"Tôi đã 77 tuổi, gần đất xa trời. Thành phố cho phép chúng tôi xây dựng tạm và tách thửa thì mừng lắm, phấn khởi lắm. Nhưng thành phố phải làm nhanh lên, tôi lo không biết mình có thể chờ được đến lúc đó không?", ông Lê Văn Thịnh, ngụ Bình Quới Tây giọng trăn trở.

Ông lão sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, chứng kiến biết bao thăng trầm của thành phố. Ở cái tuổi bên kia sườn dốc cuộc đời, ông là người cảm nhận rõ nhất về sự cực khổ đời người sống ở khu quy hoạch treo.

"Không chỉ riêng tôi, mà người dân ở đây ai cũng mong nhà nước sớm giải quyết dứt điểm. Xây khu đô thị, bồi thường hợp lý là chúng tôi giao đất ngay. Còn không thì hãy xóa quy hoạch, trả lại cuộc sống cho người dân. Đừng để chúng tôi phải sống trong âu lo kéo dài, dự án treo đã hơn một phần tư thế kỷ rồi", ông Thịnh nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Bình (Phó chủ tịch phường 28) cho biết địa phương hiện chưa nắm được nội dung đề xuất của Sở Xây dựng. Tuy nhiên, nếu thành phố giải quyết được nhu cầu tách thửa và cấp phép xây dựng có thời hạn cho người dân thì cần sớm có văn bản hướng dẫn để địa phương triển khai.

Trước cuộc sống cơ cực của người dân, quận Bình Thạnh và phường 28 nhiều lần tạo điều kiện cho bà con được sửa sang, cơi nới lại nhà cửa nhưng hiệu quả cũng không nhiều. "Chúng tôi rất mong thành phố sớm có phương án giải quyết triệt để, để cuộc sống người dân sớm đi vào ổn định", ông Bình nói.

nguoi dan thanh da cho sieu du an cua tp hcm tai khoi dong
Phối cảnh Khu đô thị sinh thái đã được phê duyệt.

Thăng trầm của siêu dự án

Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa rộng 426 ha, trong tương lai sẽ là khu dân cư đô thị sinh thái, kết hợp cảnh quan thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại. Đây cũng là trung tâm tri thức và công nghệ mới với 45.000 dân, tăng gấp 3 lần so với số dân hiện hữu của phường 28.

Là một trong những dự án bị "treo" lâu nhất TP HCM, Khu đô thị này được phê duyệt năm 1992. Đến năm 2004 thành phố thu hồi, giao đất cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư nhưng vì nhiều lý do dự án không thể triển khai. Sau đó, thành phố giao cho một tập đoàn trong nước lập đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000).

Từ đó, dự án tiếp tục rơi vào quên lãng, mãi đến cuối năm 2015, Liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC được UBND TP HCM chỉ định là nhà đầu tư với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư được lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu. Thời gian triển khai thực hiện dự án dự kiến 50 năm, trong đó thời gian xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật chính là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng.

Giữa năm 2017, TP HCM thông báo Công ty Emaar Properties PJSC (Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất) đã xin rút khỏi dự án và thành phố đã có văn bản xin ý kiến Chính phủ chấp thuận cho Bitexco tiếp tục là nhà đầu tư thực hiện dự án này.

Hồi tháng 7, trả chất vấn tại kỳ họp HĐND TP HCM, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong khá trăn trở, xin được chia sẻ với người dân khu bán đảo Thanh Đa. Ông cho biết, lúc còn làm đại biểu Quốc hội thuộc tổ quận Bình Thạnh đã thấy nỗi bức xúc của bà con. Sau đó chuyển công tác khỏi TP HCM rồi quay trở về, ông thấy dự án vẫn chưa có triển vọng.

"Tôi xin cam kết UBND thành phố sẽ chỉ đạo giải quyết dứt điểm dự án này, không để kéo dài nữa", ông Phong nói.

nguoi dan thanh da cho sieu du an cua tp hcm tai khoi dong Tiền xây nhà hát 1.500 tỉ đồng được TP HCM 'dành dụm từ năm 2014'

Đoàn đại biểu TP HCM cho hay, từ năm 1975, địa phương chưa xây nhà hát giao hưởng nhưng đã xây hàng chục bệnh viên, ...

nguoi dan thanh da cho sieu du an cua tp hcm tai khoi dong Đoàn ĐBQH TP HCM lí giải cặn kẽ việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm

Đoàn ĐBQH TP HCM vừa cung cấp thông tin lí giải chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch TP HCM ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.