Người đến trước, kẻ đến sau thi nhau 'cắn xé' đất rừng

Trước khi Dự án thủy điện Xuân Nha xuất hiện, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha đã phải “cắt” hàng trăm héc ta rừng cho một dự án xây thủy điện khác. Hiện tại dự án này còn chưa xây dựng xong.

Nếu để chọn ra những người ở Sơn La gắn bó với rừng lâu nhất thì ông Trần Ngọc Tân, Giám đốc Khu Bảo tổn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha không thể thiếu tên. Tuy nhiên, khi vừa nghe nhắc đến Dự án thủy điện Xuân Nha, vị "chủ rừng" này đã tỏ thái độ thờ ơ không muốn trả lời. Dù dự án đó trực tiếp xâm hại đến đất rừng mà ông đang quản lý.

Thế rồi, sau một hồi lâu trầm ngâm cầm khư khư chén trà nóng trong lòng bàn tay, ông Tân đột ngột mở lời, ông bảo đây là những dòng tâm sự từ đáy lòng mình: “Có lần anh Chi Cục trưởng (Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La – PV) hỏi tôi có ý kiến gì về dự án thủy điện này. Tôi bảo rằng thủy điện Sơn La tôi cũng đã ở, thủy điện Trung Sơn cũng thế, giờ lại đến thủy điện Xuân Nha thì tôi chối lắm rồi”.

Muốn giúp địa phương sao không đi trồng rừng?...

Ông Tân sống ở Sơn La từ năm 1979, đi bộ đội về thì chuyển sang làm kiểm lâm luôn. Trong mấy chục năm làm công tác bảo vệ rừng, nhiều lần “va” với những dự án làm thủy điện, ông thấu hiểu nỗi khổ của rừng, của người dân địa phương và của cả những người bảo vệ rừng như ông mỗi khi có dự án thủy điện xuất hiện.

nguoi den truoc ke den sau thi nhau can xe dat rung
Bản đồ Dự án thủy điện Xuân Nha.

“Các ông doanh nghiệp thì lúc nào cũng bảo xây dựng thủy điện là vì lợi ích địa phương, để phát triển kinh tế xã hội vùng dự án. Lai còn cam kết sẽ đền bù thiệt hại cho người dân nếu có. Tôi nói thật nhé, chờ được vạ thì má đã sưng rồi. Nếu thật sự vì kinh tế địa phương thì vào đây trồng rừng đi, tôi sẽ hỗ trợ toàn bộ không lấy một đồng tiền phí nào đâu”, ông Tân nói.

Bức xúc của vị "chủ rừng" này được góp nhặt lại từ nỗi đau qua những lần ông phải trực tiếp chứng kiến những cánh rừng ông và đồng nghiệp dày công chăm sóc, bảo vệ bị cắt xẻ dể nhường chỗ cho dự án thủy điện. Mới vài năm trước, khi Dự án thủy điện Trung Sơn trên sông Mã được triển khai, KBTTN Xuân Nha đã bị mất hàng trăm héc ta đất rừng.

Mặc dù nhà máy thủy điện này đặt tại xã Trung Sơn, (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) nhưng khu bảo tồn vẫn có hơn 367 ha (gồm 5,3 ha rừng tự nhiên và hơn 360 ha đất rừng trồng) nằm trong phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm bị thu hồi để phục vụ dự án. Dự án thủy điện Xuân Nha, dù diện tích đất rừng bị thu hồi ít hơn thủy điện Trung Sơn rất nhiều (26,86 ha) song diện tích rừng đặc dụng lại chiếm đa số (16,9 ha) và một lần nữa phân khu phục hồi sinh thái của KBTTN Xuân Nha lại bị xà xẻo.

nguoi den truoc ke den sau thi nhau can xe dat rung
Đoạn Suối Quanh theo dự kiến là nơi xây đập ngăn nước của dự án.

“Chỗ đó hồi những năm 1970 – 1980 là rừng nguyên sinh nhiều gỗ lắm. Ở đấy có Lâm trường khai thác lâm sản số 4 hoạt động, họ chặt gỗ để phục vụ Dự án thủy điện Hòa Bình. Khái thác nhiều quá nên rừng bi kiệt quệ. Giờ đang được phục hồi sinh thái, tái tạo”, ông Tân cho biết.

Chủ đầu tư phớt lờ cả huyện

Quá trình tìm hiểu thông tin về Dự án thủy điện Xuân Nha, phóng viên Việt Nam Mới ghi nhận chính quyền địa phương tỏ ra khá mơ hồ và thiếu thông tin cụ thể về dự án. Chủ tịch UBND xã Xuân Nha, Hà Văn Quang ban đầu còn không nắm chính xác công suất thiết kế của dự án. Theo vị lãnh đạo xã này lí giải thì nguyên nhân là do đến thời điểm hiện tại chính quyền cơ sở mới chỉ nhận được một văn bản chính thức của UBND tỉnh Sơn La là Quyết định 749/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Xuân Nha. Riêng huyện Vân Hồ chưa gửi cho xã bất cứ một văn bản, giấy tờ nào liên quan đến dự án.

nguoi den truoc ke den sau thi nhau can xe dat rung
Dự án thủy điện Trung Sơn từng lấy đi của Khu bảo tổn thiên nhiên Xuân Nha hàng trăm héc ta đất rừng.

Khi PV liên hệ làm việc với UBND huyện Vân Hồ, đại diện đơn vị này là ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng cũng phải mất hàng giờ đồng hồ, vừa trực tiếp làm, vừa cử thêm cán bộ tìm hồ sơ, giấy tờ liên quan đến Dự án thủy điện Xuân Nha. “Có một thực trạng đang xảy ra ở đây là, không chỉ riêng thủy điện Xuân Nha mà các dự án thủy điện khác trên địa bàn huyện lúc triển khai chẳng bao giờ họ (tức chủ đầu tư dự án – PV) thông qua huyện. Họ luôn xuống thẳng dưới địa bàn luôn”, ông Bắc giải thích.

nguoi den truoc ke den sau thi nhau can xe dat rung
Người dân xã Xuân Nha sống dựa vào rừng rất nhiều (một lò sấy măng rừng của người dân địa phương).

Theo ông Bắc, thực trạng trên không phải diễn ra ở tất cả các dự án đầu tư ở huyện Vân Hồ mà chỉ có ở những công trình đầu tư của tư nhân tỉnh cấp phép đầu tư. “Những dự án do Nhà nước đầu tư luôn xuống làm việc với tất cả chính quyền các cấp nên luôn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền”, ông Bắc nói và cho biết thêm, việc chủ đầu tư Dự án thủy điện Xuân Nha “chịu” thông qua chính quyền huyện là do trong quá trình triển khai, doanh nghiệp xảy ra vướng mắc với người dân địa phương dẫn đến việc người dân gửi đơn kiến nghị lên thẳng UBND huyện Vân Hồ. Đến lúc này chủ đầu tư mới đề nghị huyện can thiệp.

“Trước đây, có những dự án thủy điện, huyện đã phải xuống tận nơi trực tiếp kiểm tra và yêu cầu họ cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án nhưng chủ đầu tư vẫn không chịu cung cấp. Chỉ đến khi có vướng mắc với dân trong lúc giải quyết chế độ đền bù đất cát thì họ mới tìm đến huyện”, ông Bắc cho hay.

Còn nữa...

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.