Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội là vấn nạn tại đã xảy ra nhiều năm nay nhưng đến thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng vẫn loay hoay phương án xử lý. Tuy nhiên ngoài việc để xe, kinh doanh, trên vỉa hè còn nhiều công trình xây dựng như cột điện, bốt điện được xây dựng với mật độ lớn, không theo quy định cụ thể. Nhiều nơi toàn bộ diện tích vỉa hè được dùng để xây dựng những công trình như vậy. |
Trên phố Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) một chiếc cột điện to bên cạnh là tủ điện chiếm hết phần vỉa hè. Muốn di chuyển qua đây người đi bộ chỉ có 2 lựa chọn: Một là len vào giữa cột điện và tủ điện đầy nguy hiểm để đi. Hai là chấp nhập đi xuống lòng đường đương đầu với dòng xe cộ để băng qua đoạn đường này. |
Đầu đường Nguyễn Văn Ngọc giao với Kim Mã có phần vỉa hè rộng khoảng hơn 2m tuy nhiên được "chưng dụng" để xây cột điện và bốt điện khiến người đi bộ qua đây bị đẩy xuống lòng đường. |
Tuyến phố Tây Sơn (Đống Đa) mặc dù vỉa hè rộng, ít xảy ra tình trạng để xe lấn chiếm vỉa hè nhưng cũng được những bốt điện chiếm chọn cả chiều ngang của vỉa hè,... |
...những nơi có vỉa hè nhỏ đã có bốt điện bé. |
Thùng rác, bốt điện, cột điện cùng liên thủ "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường. |
Vỉa hè trên phố Khương Đình được tận dụng gần hết để đặt trạm tuần tra nhân dân, chỉ chừa lại khoảng 30cm cho người đi bộ. |
Những cuộn cáp điện lộ thiên trên phố Chùa Bộc khiến người đi bộ buộc phải bước qua hoặc chọn đi dưới lòng đường. Bạn Nguyễn Kim Ngân sinh viên trường Học viện Ngân Hàng cho biết: "Đã nhiều lần mình bị xe va vào người khi đi xuống lòng đường do vỉa hè không có chỗ để đi, mình rất mong chính quyền sẽ sớm đòi lại được vỉa hè cho người đi bộ". |
Nhiều người buộc phải chọn lòng đường để đi bởi các công trình xây dựng đã chiếm hết phần đường vốn dĩ dành cho người đi bộ. |
Không những các công trình xây dựng công cộng chiếm toàn bộ vỉa hè, một cửa hàng trên phố Tôn Đức Thắng cải tạo lấn chiếm toàn bộ vỉa hè dành cho người đi bộ. Việc đòi lại vỉa hè cho người đi bộ là cân thiết tuy nhiên nếu chỉ xử lí bề nổi của vấn đề mà không đi đến gốc rễ thì sẽ rất khó hoặc chỉ sau một thời gian sẽ đâu lại vào đó. Nếu như việc quy hoạch đô thị không được tính xa hơn, kĩ càng hơn dễ dẫn đến tình trạng đường thì cứ làm, vỉa hè vốn dĩ đã thiếu nay còn bị xẻ thịt để xây các công trình khác. |