Đàn ông uống rượu có xu hướng tìm bạn tình đồng giới |
Cách đây không lâu, trong một nhóm dành cho cộng đồng LGBT, chị N.T.G (Quảng Ninh) cho hay, chị đi hiến máu và đọc được dòng chữ “người có quan hệ tình dục cùng giới không được hiến máu”. Chị G. cho rằng đó là sự kì thị đối với người đồng tính bởi người đồng tính cũng có thể hiến máu cho người đồng tính.
Thông tin về việc "cấm người có quan hệ đồng giới hiến máu" khiến nhiều người LGBT cảmt hấy bị kì thị. (Ảnh: Saostar). |
Trả lời báo chí vấn đề này, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho rằng, việc đưa thông tin “quan hệ tình dục với người cùng giới” vào phiếu đăng ký hiến máu không phải là sự kì thị người đồng tính.
“Chúng tôi không kì thị người đồng tính, xã hội cũng không kì thị người đồng tính nhưng những người đồng tính đã quan hệ tình dục cùng giới sẽ có đặc tính riêng, nó bất bình thường so với người bình thường. Do đó, máu của những người đã quan hệ tình dục với người cùng giới chắc chắn không lấy được”, GS Trí khẳng định.
Trên trang web của Viện huyết học truyền máu Trung Ương cũng đăng tải thông tin về việc người có quan hệ đồng giới không nên hiến máu. |
Trong hội thảo có chuyên đề về “ Pháp luật Việt Nam với cộng đồng LGBTIQ”, chia sẻ về quyền hiến máu của người LGBT, chị Đinh Hồng Hạnh (cán bộ pháp lý, trung tâm ICS) cho biết: “LGBT cũng như bất kỳ người nào nếu đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu về quy định hiến máu như chất lượng máu, nồng độ máu sẽ được quyền tham gia hiến máu.”
Đàn ông uống rượu có xu hướng tìm bạn tình đồng giới | |
Indonesia: 14 người bị bắt vì tổ chức tiệc đồng tính |
Lý giải về nguyên nhân “quan hệ đồng giới không được tham gia hiến máu”, chị Hồng Hạnh cho biết: “Một lý do ảnh hưởng đến chất lượng máu đó chính là bạn đã quan hệ tình dục đồng giới trong vòng từ 3 đến 6 tháng gần nhất. Đây là phần lựa chọn cho mọi người có thể tích vào. Phần khai báo này phụ thuộc vào độ trung thực của người tham gia hiến máu.
Tuy nhiên dù kết quả bạn có hay không quan hệ đồng giới cũng sẽ phải trải qua một quá trình kiểm tra về nồng độ máu, chất lượng máu. Nếu đáp ứng đủ điều kiện bạn mới được tham gia hiến máu.”
Chỉ cần chất lượng máu đáp ứng yêu cầu, người LGBT đều có quyền hiến máu. (Ảnh: Thanh niên). |
Cũng tại buổi hội thảo, bạn N.V.A (thành viên đến từ Hà Nội Queer) chia sẻ lại rằng: “Bản thân mình là một bác sĩ và cũng được nghe nhiều thông tin. Theo quy định của thông tư về quy định hiến máu, hành vi quan hệ tình dục đồng giới sẽ mang lại những điều không an toàn nên nhiều bác sĩ đã quyết định không đồng ý cho hiến máu dù chưa trải qua một quá trình kiểm tra.
Việc hiến máu phụ thuộc vào tuần suất bạn có hiến máu nhiều lần hay chưa? Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại chất lượng máu có an toàn thông qua các bước cơ bản.
Một yếu tố quan trọng khác còn phụ thuộc vào tâm lý bác sĩ hiến máu. Bản thân mình khi hiến máu, sau khi nhìn bản kê khai, bác sĩ sẽ hỏi:” Em có chung thủy với bạn tình hay không? Có sử dụng biện pháp đảm bảo quan hệ tình dục an toàn không?”. Khi mình trả lời tự tin thì bác sĩ sẽ có thể đánh giá được mức độ trung thực của mình qua lời nói và giấy kê khai.
Đối với trường hợp, người có quan hệ tình dục đồng giới khi tham gia hiến máu sẽ được đưa vào diện kiểm tra kĩ càng hơn so với người dị tính.”
N.V.A cũng nhấn mạnh rằng: “Các bạn nên suy nghĩ đa chiều hơn. Ví dụ như khi tiếp xúc với một bác sĩ có kinh nghiệm, các bạn sẽ dễ dàng được lựa chọn để hiến máu hơn là đối với những bác sĩ chưa có kinh nghiệm bởi họ thường đặt tính an toàn lên hàng đầu.”
Admin nhóm đồng tính nữ: ‘Giới trẻ thích yêu đồng giới để được chiều chuộng’
Giữ vai trò admin hơn một năm của nhóm đồng tính nữ, Mỹ Phương đã không ngần ngại đưa ra quan điểm: “Nhiều bạn nữ ... |
Chuyện tình 'đánh nhanh thắng nhanh' của cặp đồng giới nữ
Không chỉ sở hữu câu chuyện tình yêu hài hước, bộ ảnh cưới độc đáo của cặp đồng giới nữ "vợ hút, chồng say" khiến ... |