Người Đức Hòa tiếc nhớ chiến mã, hoài niệm ngày ngựa hí vang trời

Thời vàng son, đây là cái nôi của chiến mã và nài ngựa kỳ tài. Cả làng, cả xã dắt ngựa đi “chiến” tiếng vó lóc cóc khắp nơi, tiếng ngựa hí vang trời.
nguoi duc hoa tiec nho chien ma hoai niem ngay ngua hi vang troi Ly kỳ chuyện chăm ngựa bên trong trường đua 100 triệu đô
nguoi duc hoa tiec nho chien ma hoai niem ngay ngua hi vang troi Một ngày trong trường đua ngựa 100 triệu USD
nguoi duc hoa tiec nho chien ma hoai niem ngay ngua hi vang troi
Những con chiến mã lừng danh một thời giờ chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Duy Phong

Một ngày đầu tháng 3, dọc theo tỉnh lộ 10, chúng tôi tìm về xã Hòa Khánh Đông (Đức Hòa, Long An), hai bên đường liên xã trải dài những ruộng lúa vàng ươm. Đức Hòa bây giờ không còn nhiều dấu chân ngựa nữa, những cánh đồng cỏ xanh mướt trước đây làm thức ăn cho ngựa giờ được thay thế bằng lúa, ngô.

Ở vùng quê này, ông Nhan Văn Trâm (Chín Trâm), là một trong số ít những mã sư danh khi nhắc đến ai cũng tỏ sự kính nể. Nhà nằm giữa khuôn viên khá rộng, một góc vườn là dãy chuồng ngựa… vắng hoe. Ngước mắt nhìn chuồng ngựa, ông nói với giọng tiếc nuối: “Trước đàn ngựa của tui lúc nào cũng trên dưới 30 con, giờ còn có ba con”.

Ông Trâm kể, mấy năm trước, khi trường đua Phú Thọ còn hoạt động, người dân ấp Bình Thủy và cả huyện Đức Hòa sống chủ yếu bằng nghề nuôi ngựa chiến. Nhà nhà, người người đều mê ngựa và dành hết công sức, thời gian cho việc chăm sóc, huấn luyện chiến mã. Nhưng giờ đây, làng nuôi ngựa đua đìu hiu đến lạ thường, những quán nước từng một thời là nơi các “nài” ngựa tụ tập bàn luận về ngựa giờ vắng hoe.

“Qua rồi cái thời vàng son, cả làng cả xã dắt ngựa đi “chiến”, hò hét đến khản cổ, vui mừng chảy nước mắt khi ngựa mình thắng cuộc. Giờ muốn bàn chuyện ngựa cũng chẳng còn ai để bàn, không phải tụi trẻ hết ham mà vì chẳng còn sân chơi nên chúng nó nản lòng, giờ nuôi ngựa chỉ để chơi chứ chẳng “chiến” được với ai”, ông Trâm tâm sự.

nguoi duc hoa tiec nho chien ma hoai niem ngay ngua hi vang troi
Ngựa Đức Hòa xưa kia vang danh khắp vùng giờ chỉ quanh quẩn trong cái chuồng nhỏ bé. Ảnh: Duy Phong

Rời Bình Thủy chúng tôi tìm đến nhà ông Phan Văn Chói (ấp Chánh, xã Đức Hòa Thượng), người đàn ông đã ngoài 70 này giờ đã hết sức để nài ngựa nhưng những ký ức về ngựa đua vẫn khiến ông háo hức mỗi lần kể lại.

Ông Chói cho biết, đàn ngựa Đức Hòa trước đây cao điểm lê đến 3.000 con, chỉ tính riêng ngựa đua cũng khoảng 1.200 con tập trung nhiều nhất ở các xã Đức Hòa Thượng, Đức Lập Hạ, Hòa Khánh Đông, Mỹ Hạnh Nam. Đức Hòa là nơi cung cấp ngựa chiến cho trường đua Phú Thọ vào loại bậc nhất khu vực phía Nam.

“Nhưng đó đã là quá khứ rồi. Ngựa Đức Hòa giờ chỉ còn trong dĩ vãng, người nuôi ngựa ở đây giờ chỉ để hoài niệm, nhớ nhung về một thời vó ngựa tung hoành. Nhiều người cố giữ chỉ vì không nỡ bán đi “người thân – đứa con” tinh thần mà mình yêu thương nhất. Nỗi sợ của người nuôi ngựa đua không phải là sợ đua không thắng mà sợ một ngày chiến mã của mình bị mang đi xẻ thịt”, ông Chói rung rung nước mắt khi kể về ngựa.

Ngựa Đức Hòa trước đây là thế, kiêu hùng khắp các trường đua, người dân náo nức mỗi dịp cuối tuần để lên phố cổ vũ đua ngựa. Những cái tên Giang Phú Lộc, Quốc Anh, Tống Thế Kiệt, Phước Lộc, Mỹ Tiên, Xích Tu Long, Lục Tiểu Phụng… oai hùng một thời giờ chỉ còn lại trong ký ức.

nguoi duc hoa tiec nho chien ma hoai niem ngay ngua hi vang troi
Những tay nài ngựa kỳ tài một thời như ông Huỳnh Nam Sơn, Phan Văn Chói, Chín Trâm... giờ làm bạn với cây cối, thiên nhiên cho quên đi những tháng ngày người ngựa ngựa người. Ảnh: Duy Phong

Từ ngày trường đua Phú Thọ đột ngột đóng cửa năm 2011, cái nôi nuôi ngựa đua ở Đức Hòa – Long An trở nên quạnh hiu, tiếng vó ngựa oai hùng năm nào chỉ còn sót lại trong câu chuyện kể của những chủ ngựa, nài ngựa ngày cũ.

Quanh câu chuyện của những ông già yêu ngựa bây giờ không còn rôm rả như thuở trước mà đượm buồn pha lẫn sự ân hận. Bởi sau khi trường đua đóng cửa, các chủ ngựa ở Đức Hòa vẫn cố duy trì đàn ngựa với hy vọng trường đua mở cửa trở lại nhưng chi phí chăm sóc ngày một lên cao, giá ngựa lao dốc nên nhiều chủ ngựa buộc lòng phải xẻ thịt bán với giá rẻ hơn… thịt bò.

“Ngựa đua mà không còn đất để phi nước đại thì khác gì ngựa cỏ, để giữ lại chút vốn tụi tui phải bán ngựa theo dạng bán thịt. Giờ nhắc đến Giang Phú Lộc, Quốc Anh, Tống Thế Kiệt, Phước Lộc, Nữ Lộc, Mỹ Tiên… những chiến mã đã gắn bó với tui một thời mà tôi cũng đành cắn răng cắn lợi bán đi, mặc dù không đành lòng chút nào”, một tay nài ngựa có tiếng trong vùng thở dài.

Những ngày cuối tuần, cái không khí chậm buồn, yên ắng ở làng quê Đức Hòa làm không ít người dân quên đi nơi đây đã một thời sôi nổi, sung túc với những tiếng ngựa hí vang.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.