Ký ức vàng son của người đàn ông gần 70 năm gắn bó với ngựa đua

“Cố lên con, vượt lên đi” – hàng ngàn khán giả reo hò, la hét để cổ vũ cho các chú ngựa đang bứt tốc ở trường đua Phú Thọ, TP HCM. Đó là ký ức đẹp và huy hoàng còn đọng mãi trong giới đua ngựa ngày ấy.
nguoi dan ong gan 70 nam gan bo voi ngua dua
Trường đua Phú Thọ thời còn tổ chức đua ngựa đã thu hút hàng ngàn người đến xem. Ảnh tư liệu

Ký ức vàng son

Trường đua Phú Thọ đã chính thức đóng cửa vào năm 2011 sau 80 năm khai thác. Trường đua rộng 44 hecta này do người Pháp xây dựng đã từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á thời bấy giờ và là nơi lui tới thường xuyên của giới ăn chơi thượng lưu vùng Nam kỳ Lục tỉnh. Đây là sân chơi rất náo nhiệt của người Sài Gòn thời ấy, những ký ức vàng son vẫn còn đọng lại trong nhiều người.

Những tên tuổi huyền thoại, danh tiếng trong làng đua ngựa Sài Gòn, Long An thời bấy giờ phải kể đến là Hai Hội, Ba Trí, Mười Mai, Trần Ngọc Sơn…Họ là những "cao thủ" bậc nhất trong làng đua ngựa vì số lượng thành tích, giải thưởng đồ sộ khi tham gia nhiều giải đấu lớn, nhỏ. Nhiều tay nuôi ngựa đua danh tiếng ngày trước đã mất vì tuổi cao, bệnh tật.

nguoi dan ong gan 70 nam gan bo voi ngua dua
Trường đua luôn tấp nập khán giả đến cổ vũ cho các chú ngựa. Ảnh tư liệu

Chúng tôi may mắn gặp được ông Ba Trí (tên thật Võ Bửu Trí) ở huyện Hóc Môn. Năm nay đã 76 tuổi nhưng trí nhớ của ông vẫn còn rất minh mẫn, ánh mắt ông rạo rực khi kể về nghề nuôi ngựa đua, cái công việc đã gắn liền với ông gần 70 năm qua.

Nghiệp nuôi ngựa đua đã gắn liền với ông khi còn rất nhỏ. Năm 1950, Ba Trí vừa tròn 9 tuổi và bước vào nghề chăm sóc ngựa ở trường đua Phú Thọ. Công việc của người mới nhập môn là dắt ngựa đi dạo và cho ngựa ăn. Mỗi ngày, ông lại dắt ngựa đi hàng chục vòng quanh khu vực công viên Hoàng Văn Thụ để ngựa tăng sức bền. Tắm cho ngựa, ăn ngủ cùng ngựa là điều rất bình thường. Ba Trí say mê với công việc này kể từ đó, những bí kíp nuôi ngựa đua cũng được tích góp từ những ngày tháng ấy.

nguoi dan ong gan 70 nam gan bo voi ngua dua
Ông Ba Trí, một trong những người có thâm niên nuôi ngựa đua bậc nhất ở Sài Gòn. Ảnh Đại Việt

Từ cậu bé chăm sóc ngựa thuê, Ba Trí đã thành ông chủ ngựa khi vừa qua tuổi đôi mươi. Tiếng tăm Ba Trí dần được khẳng định sau những trận thắng vang lừng ở trường đua. Sài Gòn ngày ấy có nhiều chú ngựa hay và nổi danh như: Thoại Lang, Xích Tú, Trúc Mai, Tuấn Mã, Long Sơn Hiệp, Xích Tu Long…Ông Trí là chủ của chú ngựa Xích Tú và Xích Tu Long. Hai con ngựa đã đạt hàng chục giải thưởng lớn nhỏ khi trường đua còn hoạt động.

Ông Trí kể, năm 1965, con ngựa Xích Tú của ông đấu với Long Sơn Hiệp của ông Trần Ngọc Sơn ở Xóm Gà (nay là Trần Bình Trọng, Q.5). Trần Ngọc Sơn là một trong những tên tuổi "nóng" nhất trường đua thời điểm đó. Trường đua Phú Thọ ngày ông Trí và ông Sơn "chạm trán" chật kín khán giả. Các nhà thầu khoán, luật sư, bác sĩ, trí thức và hàng ngàn người ngồi trên khán đài cổ vũ, hò reo vang một góc trời. Trận đó, Xích Tú thua Long Sơn Hiệp nhưng vẫn là trận đua ông thấy rất đáng nhớ trong cuộc đời bởi cả hai chú ngựa đều quá tốc độ và mạnh mẽ.

Khi nghề đua ngựa đang ở thời hoàng kim thì giá mỗi con ngựa đua là vô cùng đắt đỏ. Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, mỗi con ngựa hay có giá khoảng hơn 30.000 đồng (khoảng 10 cây vàng). Khi tham gia đua, ngựa được phân ra hai loại cơ bản là loại A và loại B tùy theo vóc dáng, cân nặng. Ngựa loại A là ngựa lớn, loại B là ngựa nhỏ. Chú ngựa về nhất loại A sẽ có mức thưởng khoảng 12.000 đồng và loại B là 10.000 đồng. Những chú ngựa tài giỏi có thể mang về cho chủ ngựa bộn tiền sau những trận tranh tài.

Nài ngựa cũng là một nghề "hốt bạc" khi đua ngựa còn ở đỉnh cao phong trào. Nài ngựa phải đảm bảo cân nặng dưới 40kg để cưỡi những chú ‘ngựa cỏ’ mang dáng vóc nhỏ nhắn. Chính vì vậy, nài ngựa đa phần là những trẻ em khoảng 13, 14 tuổi. Còn với những thanh niên lớn tuổi hơn, họ phải ép cân liên tục để đảm bảo đủ điều kiện leo lên lưng ngựa trong các cuộc đua. Mỗi trận thắng, nài ngựa được trả hậu hĩnh bằng số tiền từ 10-15% giá trị giải thưởng.

Trên các khán đài, việc cá cược của người chơi cũng diễn ra sôi động. Ai cũng muốn chú ngựa mình lựa chọn nhanh chóng cán đích và hò reo không ngớt. Đây là một thú tiêu khiển mà người Sài Gòn ngày ấy rất yêu thích.

nguoi dan ong gan 70 nam gan bo voi ngua dua
Một chú ngựa đua được nuôi thả ở TP HCM. Ảnh Đại Việt

Chọn ngựa 'chiến'

Các trận đua ngựa thường chỉ được tổ chức được vào mùa nắng. Vào mùa mưa, ngựa nghỉ ngơi và dưỡng sức để “chiến đấu” vào năm sau.

Nói về kinh nghiệm chọn ngựa hay, ông Trí chia sẻ “con ngựa đua phải có thân tròn như ống tre, cổ dài tròn như cổ dê, lông nhuyễn, da mỏng, lông đuôi như chổi tiên, xương sườn phải khít mới bền”.

Mỗi con ngựa đua ăn khoảng 8kg lúa/ngày, lúa phải được ngâm cho lên mầm mới tốt vì theo giới nuôi ngựa đua thì trong lúa lên mầm có nhiều chất B12 giúp ngựa đề kháng khỏi bệnh tật tốt hơn.

nguoi dan ong gan 70 nam gan bo voi ngua dua
Chọn ngựa hay thông qua dáng vóc cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi ngựa đua. Ảnh Đại Việt

Một con ngựa nếu được chăm sóc tốt từ trong bào thai thì khoảng hơn hai tuổi là có thể đua được và nó có thể đua được đến năm 25 tuổi.

Hiện tại, ông Ba Trí đang nuôi chú ngựa Hồng Quốc Thịnh, một chú ngựa dòng dõi Hoàng gia Anh và làm quản lý cho một chú ngựa khác tên Hồng Kim Bảo.

“Nói chuyện đua ngựa thì nói 100 năm chưa hết chuyện. Chỉ ước rằng trường đua Phú Thọ được thi đấu trở lại thì tôi sẽ mang ngựa lên đó đua. Tôi chỉ có một đam mê duy nhất suốt cuộc đời đó là đua ngựa mà thôi, nó ngấm vào máu rồi. Tôi còn mê ngựa hơn mê vợ” – ông Trí cười vui vẻ.

Ông Trí cho biết, ngựa không còn đua thì người nuôi cũng rơi vào khó khăn vì gồng gánh chi phí cho ngựa. Chính vì vậy, đàn ngựa đua ở Sài Gòn, Long An khoảng 4.000 con nay chỉ còn khoảng trên dưới 300 con. Những người đam mê bộ môn đua ngựa vẫn cầm cự giữ lại ngựa và hi vọng một ngày các trường đua tấp nập, sôi động trở lại. Ngựa đua phải được sải bước trên đường chạy của chúng.

Nhiều trường đua ‘ngàn tỷ’ hình thành

Nhằm đón đầu việc thí điểm cho phép kinh doanh đặt cược đua ngựa. Nhiều địa phương cũng như nhà đầu tư đang thi công nhiều trường đua ngựa. Trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017, trường đua ngựa trong khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) rộng 22 hecta sẽ được hoàn thành. Dự án trường đua ngựa Thiên Mã (Lâm Đồng) rộng 336 hecta với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cũng đã hoàn tất các hạng mục. Ngoài ra, các địa phương khác như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cũng “rục rịch” nhiều dự án mở trường đua ngựa trị giá triệu đô.

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.