Chỉ sau đêm suy nghĩ, ông chủ Đại Nam bỏ cả trăm triệu đô xây trường đua ngựa

"Sau một đêm tính toán, sáng hôm sau, tôi lên công ty triệu tập họp cổ đông thông qua quyết định đầu tư trường đua trong một giờ sau đó", ông Dũng chia sẻ.
chi sau dem suy nghi ong chu dai nam bo ca tram trieu do xay truong dua ngua Ký ức vàng son của người đàn ông gần 70 năm gắn bó với ngựa đua
chi sau dem suy nghi ong chu dai nam bo ca tram trieu do xay truong dua ngua Hà Nội tái khởi động trường đua 500 triệu đô la

Video toàn cảnh trường đua 100 triệu USD ở Bình Dương:

Ý tưởng nghìn tỷ đồng

Sau 6 tháng xây dựng, cuối tháng 1 vừa qua, Trường đua Đại Nam (nằm trong KDL Đại Nam, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), đã trở thành trường đua đầu tiên của Việt Nam đáp ứng đầy đủ những quy định khắt khe của một trường đua tiêu chuẩn quốc tế.

Khi đi vào sử dụng trường đua sẽ phục vụ 5 loại hình đua: ngựa, chó, mô tô, Go-kart, Jet-ski và biểu diễn fly-board. Cụ thể: đường đua ngựa có chiều dài 1,6km, rộng 16m trên bề mặt cát mịn; đường đua xe mô tô và Go-kart có chiều dài 2,2km, 15 cua trái phải khác nhau trên bề mặt nhựa polymer tiêu chuẩn quốc tế; đường đua chó có chiều dài 500m và hồ nước đua Jet-ski và biểu diễn fly-board rộng hơn 10.000 m2. Bao quanh khu vực đường đua là khán đài lắp ghép có sức chứa 18.000 chỗ ngồi (giai đoạn hiện tại), cùng 2 màn hình LED (rộng 100 m2/chiếc) hiện đại.

chi sau dem suy nghi ong chu dai nam bo ca tram trieu do xay truong dua ngua
Toàn cảnh trường đua đầu tiên của Việt Nam đáp ứng quy chuẩn quốc tế ở Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Nói về việc đầu tư trường đua để “thay áo mới” cho khu du lịch Đại Nam, ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam cho biết ông chỉ là người biến ý tưởng thành hiện thực. Còn người đưa ra ý tưởng này là vợ ông, bà Nguyễn Phương Hằng, giữ chức Phó tổng Giám đốc của công ty, phụ trách phát triển mảng du lịch.

“Sau nghe vợ chia sẻ ý tưởng tạo ra sân chơi lành mạnh cho các môn thể thao mới lạ tại Bình Dương. Đồng thời để cứu vãn đàn ngựa đua thuần Việt Nam đang bị mai một dần kể từ khi trường đua Phú Thọ đóng cửa, tôi thấy hợp lý nên đã đồng ý ngay. Sau một đêm tính toán, sáng hôm sau, tôi lên công ty triệu tập họp cổ đông thông qua quyết định đầu tư trường đua trong một giờ sau đó", ông Dũng chia sẻ.

chi sau dem suy nghi ong chu dai nam bo ca tram trieu do xay truong dua ngua
Ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam. Ảnh: Văn Dũng

Theo ông chủ Đại Nam, Trường đua Đại Nam là một trong nhiều hạng mục của tổng thể Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, được đưa vào hoạt động trong 8 năm qua. Toàn bộ lợi nhuận thu được trong việc bán vé của Trường đua Đại Nam trong thời gian tới sẽ dùng vào công tác thiện nguyện, cống hiến cho xã hội.

“Trước mắt trường đua chỉ bán vé vào cổng, còn trong tương lai nếu Chính phủ ban hành nghị định cho phép cá cược, chúng tôi sẽ xem xét tiếp. Toàn bộ lợi nhuận từ số tiền bán vé và cá cược hợp pháp của trường đua tôi sẽ đưa hết vào quỹ nhân ái mổ tim miễn phí cho trẻ em nghèo”, ông Dũng khẳng định.

chi sau dem suy nghi ong chu dai nam bo ca tram trieu do xay truong dua ngua
Trường đua ở giai đoạn hiện tại có sức chứa 18.000 chỗ ngồi, Ảnh: Văn Dũng

Hiện tại, trong trường đua của ông chủ Đại Nam đang nuôi dưỡng và huấn luyện khoảng 80 con ngựa (khoảng 40 con ngựa nhập thuần chủng và gần 40 con ngựa Việt Nam) được tuyển chọn từ tỉnh Long An và Australia. Những con ngựa quý này đang được huấn luyện bởi hơn 30 nài ngựa (người huấn luyện ngựa) chuyên nghiệp đến từ cái nôi ngựa đua Đức Hoà (Long An) và Sài Gòn.

Dự kiến, trong năm 2017, ông Dũng sẽ nhập từ Úc về 500 con ngựa thuần chủng có giá trị khoảng 10 triệu USD để nuôi dưỡng và huấn luyện phục vụ cho các giải đua tại Trường đua Đại Nam.

Việt Nam sẽ có nhiều trường đua ngàn tỷ

Chia sẻ về ý tưởng xây dựng trường đua hiện đại bậc nhất Việt Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó TGĐ cho biết: “Trường đua Đại Nam ra đời ngoài mục đích làm mới Khu du lịch, giúp du khách có những khoảnh khắc thư giãn ngoạn mục đầy hào hứng qua các loại hình thể thao mới lạ, dự án Trường đua còn là sân chơi lớn cho các bậc anh tài đến từ mọi miền đất nước, đặc biệt là các chiến mã, các nài ngựa sẽ có đất dụng võ, những con ngựa đua sẽ được tung vó trên đường đua Đại Nam...”

chi sau dem suy nghi ong chu dai nam bo ca tram trieu do xay truong dua ngua
Theo bà Nguyễn Phương Hằng, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đại Nam, trường đua là sân chơi lớn cho các nài ngựa có đất dụng võ. Ảnh: Văn Dũng

Dự án trường đua ngựa Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng không phải là đầu tiên ở Việt Nam. Trường đua ngựa Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932 từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á. Đến tháng 6/2011, theo chủ trương của UBND TP HCM, trường đua Phú Thọ đóng cửa để xây dựng Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao.

Theo ông Dũng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm nhiều trường đua với mức đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Cụ thể, tháng 6/2016, tỉnh Phú Yên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trường đua ngựa Phú Yên cho Công ty Golden Turf Club Pty Ltd, có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng), được triển khai trên diện tích hơn 134 ha tại xã An Phú (TP Tuy Hòa) và xã An Chấn (huyện Tuy An), dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

Tại Bình Phước, Tập đoàn đầu tư Australia đã có được sự đồng thuận của UBND tỉnh trong việc mở một trường đua ngựa tại đây. Dự án này được quy hoạch với tổng diện tích 100ha, bao gồm khu trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm chăm sóc y tế và sức khỏe cho người cao tuổi, các cơ sở thể thao... Tổng vốn ban đầu dự kiến trên 100 triệu USD.

Còn tại Lâm Đồng, UBND tỉnh đã thông qua dự án trường đua ngựa do Công ty Đua ngựa Thiên Mã - Madagui làm chủ đầu tư từ năm 2014 với mục tiêu xây dựng một trường đua ngựa, câu lạc bộ mã cầu (polo) và ngựa biểu diễn tầm cỡ khu vực, phục vụ cho du lịch và thể thao, với số vốn đầu tư xấp xỉ 517 tỷ đồng.

Nếu các dự án này chính thức đi vào hoạt động và Chính phủ cho phép cá độ, trong tương lai, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều đoàn khách nước ngoài yêu thích môn đua ngựa.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.