Nuôi ngựa: 'Nghề chơi cũng lắm công phu'

Một trong “võ lâm ngũ bá” của làng đua ngựa ở Đức Hòa bật mí việc luyện ngựa mỗi người đều có những ngón nghề riêng, đôi lúc phải đạt được đẳng cấp "nhân - mã hợp nhất".
nuoi ngua nghe choi cung lam cong phu Người Đức Hòa tiếc nhớ chiến mã, hoài niệm ngày ngựa hí vang trời
nuoi ngua nghe choi cung lam cong phu Mơ ngày vó ngựa tung hoành

Chọn ngựa như chọn vợ

nuoi ngua nghe choi cung lam cong phu
Người nuôi ngựa trước hết phải yêu ngựa như yêu vợ. Ảnh: Duy Phong

Để tìm hiểu về những kỹ năng huấn luyện ngựa đua, chúng tôi tìm đến ông Huỳnh Nam Sơn (ấp Rừng Sến, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa), một người có thâm niên nuôi và huấn luyện ngựa gần 60 năm. Khi nhắc về ông Sơn nhiều người ví von ông thuộc “võ lâm ngũ bá” trong làng đua ngựa ở Đức Hòa.

Giờ đây, khi tuổi đã cao ông không còn trực tiếp nài ngựa mà làm bạn với cây cảnh, thú điền viên. Như khi nhắc đến kỹ thuật huấn luyện và kỹ năng nài ngựa như vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của ông. Ông bảo: “Việc nuôi ngựa đối với tôi cũng giống việc tôi rửa mặt hàng ngày vậy. Không huấn luyện thì khó chịu và dù bỏ không vài ngày vẫn chẳng thể rời được đám ngựa”.

Theo ông Sơn, để tạo ra một chiến mã có khả năng thắng cao tại các trường đua là điều không hề dễ dàng bởi ngoài việc chọn giống, phối giống, chăm sóc còn phụ thuộc vào kỹ năng nài ngựa. Đặc biệt, luyện ngựa chính là yếu tố rất quan trọng quyết định đến giá trị của mỗi chú ngựa. Không giống như ngựa cỏ, việc nuôi và luyện ngựa đua khó khăn hơn rất nhiều bởi chúng luôn cần một chế độ dinh dưỡng, tập luyện đặc biệt.

nuoi ngua nghe choi cung lam cong phu
Nghề nuôi ngựa đua được coi như món nghề vừa dễ mà cũng vừa khó nhất tại Đức Hòa, người nuôi không những phải kỳ công, tỉ mỉ mà còn như một bác sĩ thú y Ảnh: Duy Phong

Để ra trường đua thi đấu, ngựa phải từ ba đến bốn tuổi, do vậy ngoài nuôi dưỡng sức bền người luyện ngựa phải thường xuyên tập dượt cho ngựa. Quan trọng hơn người nuôi phải có nhiều kiến thức thú y để chăm sóc ngựa vì loài động vật này rất dễ bị bệnh và gần như chỉ tin tưởng chủ của nó.

"Tai nhỏ, mao to cổ lại dài/ Đầu bằng mũi rộng ngựa này hay. Mắt tròn hàm hạ nhiều râu tốt/ Vó dưới bao đẻ lợi lắm thay". Đó là bài vè truyền miệng của những người nuôi ngựa nhiều kinh nghiệm ở Đức Hòa để nói về một con ngựa đua có “tướng”.

Theo các mã sư nhiều kinh nghiệm tại đây, một chú ngựa đua giỏi phải hội tụ nhiều yếu tố. Mặt ngựa phải to, tai phải nhỏ và đứng, cổ dài bụng thon hình ống chỉ, sống lưng ngắn, bắp lưng và đùi to và cổ chân phải nhỏ như con nai. Vậy nên, nhiều người nói vui, chọn được hay còn khó hơn chọn vợ.

Làm khai sinh cho ngựa

nuoi ngua nghe choi cung lam cong phu
Những chú ngựa đua đều phải được làm khai sinh, đặt tên chẳng khác con người. Ảnh: Duy Phong

Những con ngựa đua ở Đức Hòa khi sinh ra đều phải làm khai sinh, phải đặt tên, canh ngày canh tháng để đếm tuổi huấn luyện. Nhiều người yêu mến ngựa đến mức lấy tên con mình để đặt cho chúng. Đối với ông Phan Văn Chói (ấp Chánh, Đức Lập Thượng), nuôi ngựa là việc làm còn khó khăn hơn nuôi bản thân mình, mình đói chứ ngựa không được đói.

“Nuôi ngựa có cái hay rất riêng, khi đã dính vào rồi khó ai có thể dứt ra được. Ngựa là mình, mình là ngựa, ăn cùng ngựa, ngủ cùng ngựa nên mỗi con chiến mã như đứa con trong nhà vậy”, ông Chói nhận định.

Cũng theo mã sư lão luyện này, mỗi ngày, ngoài ăn cỏ ngựa đua phải ăn khoảng 5kg đến 7kg thóc, bên cạnh đó thuốc bổ, thuốc xoa bóp khớp, thuốc bệnh… là thứ không thể thiếu. Mỗi tháng để chăm sóc một con ngựa đua phải mất vài triệu, nếu không đem ngựa đi đua thì không thể nào duy trì đàn ngựa.

Thời vàng son, con ngựa giúp người dân Đức Hòa có cuộc sống khả giả, nhiều người luyện được ngựa chiến rinh một vài giải là có thể mua được vài sào đất để canh tác nông nghiệp. Cách đây hơn chục năm, đã có lúc, một con ngựa đua dáng đẹp có giá vài chục triệu đồng, riêng những con từng đoạt giải giá phải hơn trăm triệu đồng và cũng không ít ngựa chiến ở đây được trả với giá ngoài nữa tỷ đồng.

Để tạo ra dòng ngựa tốt người dân nơi đây thường lai giống giữa ngựa Đức Hòa và nhiều loại khác của châu Âu. “Vì ngựa Âu to khỏe có sức bật tốt, ngựa Đức Hòa tuy nhỏ nhưng lại có sức dẻo dai, bề bỉ vì thế cha ông tôi đã nghĩ ra cách lai tạo giống và cho ra những lứa ngựa bất khả chiến bại”, ông Chói chia sẻ.

nuoi ngua nghe choi cung lam cong phu
Ngựa như những người anh em, những người bạn cùng rong ruổi mỗi buổi chiều với người dân Đức Hòa. Ảnh: Duy Phong

Tỷ như con Trang Thanh, Mã Đông Phi, Phụng Hoàng, Mã Thành, Kim Châu… là giống ngựa lai đã mang về cho chủ nhân của chúng không chỉ danh tiếng mà cả tiền bạc. Chỉ cần nghe tên ngựa là họ biết ngay ngựa đó của ai, mỗi gia đình một vẻ, một bí kíp gia truyền khác nhau.

Theo lời của những người dân chuyên nài ngựa ở Đức Hòa, để trở thành một nài ngựa giỏi, ngoài sự đam mê, lòng gan dạ để sẵn sàng đón nhận những cú ngã như trời giáng từ lưng ngựa, nài ngựa bắt buộc phải có thân hình nhỏ gọn, càng ít ký càng tốt (từ 33-37kg).

Để đạt được trọng lượng “tí hon” ở người trưởng thành, ngoài chế độ ăn kiên, tập luyện các nài còn phải xông hơi trong bồn thóc kín trước khi thi đấu để giảm trọng lượng tối đa cho chiến mã. Nhiều nài ngựa vì mãi vui chơi khi đoạt giải nên chỉ sau một thời gian ngắn đã quá khổ để ngồi trên lưng ngựa, đành từ giã giấc mơ chiến mã. Nhưng cũng không ít nài phải giả từ sự nghiệp hoặc mang thương tật vĩnh viễn do bị “rớt tài” trên đường đua.

Các trường đua đóng cửa, ngựa bị bán dần bán mòn, những người theo nghiệp luyện ngựa đua cũng dần chuyển đổi công việc để đáp ứng cuộc sống. Với những cái tên lừng danh như Hoàng Nam Sơn, Phan Văn Chói, Phan Văn Khỏi, Nhan Văn Trâm… dần ít được nhắc đến và nếu không kịp khôi phục lại làng ngựa này, một ngày không xa chắc sẽ chẳng ai còn nhớ tới làng ngựa Đức Hòa nữa.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.