Người mắc bệnh dạ dày có nên uống sữa đậu nành?

Mặc dù là chế phẩm lành tính, nhưng người thưởng thức sữa đậu nành vẫn cần biết những kiêng kỵ dưới đây để bảo đảm tránh một số tác hại không mong muốn từ loại thức uống quen thuộc này. 
 
nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh Người dân vẫn ‘liều mạng’ mua sữa đậu nành ‘bẩn’ chỉ vì thuận tiện
nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh Ngày nay có quá nhiều loại sữa, bạn nên uống sữa gì?
nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh
Trong hạt đậu tương có đến 40% là chất đạm, hàm lượng chất béo từ 12 – 25%, chất bột đường từ 10 – 15%. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại muối khoáng như sắt, canxi, maggie, kali, natri cùng nhiều loại vitamin và axit amin thiết yếu. (Ảnh: vtv.vn)

NHỮNG AI CẦN "NÓI KHÔNG" VỚI SỮA ĐẬU NÀNH?

Sữa đậu nành vẫn được biết đến như một thức uống bổ dưỡng, thậm chí nhiều người lựa chọn uống sữa đậu nành hàng ngày thay nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, khi làm nóng sữa đậu nành đến 80°C - 90°C sẽ có hiện tượng sôi giả và sữa đậu nành khi chưa nấu chín hàm chứa nhiều chất có hại cho cơ thể. Những người mắc các bệnh sau cần hết sức chú ý khi sử dụng sữa đậu nành:

1. Người viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh đường tiêu hóa

Với người viêm dạ dày cấp tính và viêm bề mặt dạ dày mãn tính không thích hợp uống các thực phẩm chế biến từ sữa đậu nành. Bởi sữa đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu khác sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid, khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng, làm cho ruột và bao tử rơi vào trạng thái bị chướng khí, đầy hơi.

Sữa đậu nành dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí, vì vậy sẽ gây chướng bụng, người bị tiêu chảy tốt nhất đừng uống sữa đậu nành.

2. Người mắc bệnh Gout

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine gây ra. Thức ăn giàu đạm sẽ có hàm lượng purine cao, tạo thành axit uric khiến bệnh thêm trầm trọng. Hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

3. Người bệnh thận

Sữa đậu nành cũng chống chỉ định đối với những người mắc bệnh thận bởi trong đó có hàm lượng kali, canxi cao. Canxi có trong đậu tương ở dạng muối canxi oxalat nên dễ tạo sỏi, đặc biệt đối với những người thận đã suy yếu.

4. Phụ nữ có thai

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormon thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng.

Khi trứng đã kết hợp được với tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

5. Người bị ung thư vú

Theo một số kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung nên tránh các sản phẩm từ đậu nành. Nguyên nhân có thể do đậu nành chứa phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Khuyến cáo tốt nhất là nên tránh sử dụng sản phẩm đậu nành khi.

nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh
Người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung nên tránh các sản phẩm từ đậu nành. (Ảnh: phunudep)

6. Trẻ nhỏ

Đậu nành có thể ảnh hưởng tới khuynh hướng phát triển giới tính của trẻ. Hàm lượng axit phytates cao trong đậu nành có thể làm giảm sự đồng hóa canxi và các kim loại vi lượng như sắt, kẽm, magie ... dẫn đến các vấn đề tăng trưởng ở trẻ em.

7. Người bị suy giảm chức năng tuyến giáp

Chất goitrogens trong đậu nành gây ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và gây trở cho quá trình trao đổi chất iodine và gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

8. Sau phẫu thuật

Người mới phẫu thuật xong có sức đề kháng cơ thể yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt, vì vậy trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành, tính hàn lạnh, dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác v.v...

Trong đậu tương có saponin – một chất có khả năng tạo bọt. Trong công nghiệp, saponin được sử dụng để làm xà phòng. Hoạt chất saponin chỉ có thể bị phá hủy ở nhiệt độ cao. Khi chế biến sữa đậu nành, saponin tạo ra khá nhiều bọt, khiến nhiều người lầm tưởng là sữa đã sôi. Nếu uống sữa đậu nành chưa chín kĩ, saponin vẫn tồn tại, gây rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc.

QUY TẮC 5 KHÔNG KHI UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH

nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh
(Ảnh: phununews)

Không pha sữa đậu nành cùng đường đỏ

Điều này sẽ làm mất đi dinh dưỡng vốn có của sữa và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu hóa – hấp thu của cơ thể.

Không để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Nhiệt độ và môi trường trong bình giữ nhiệt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, số ít các chất có hại trong sữa có thể kết hợp với các chất cặn hoặc bụi bẩn trong bình giữ nhiệt và tạo ra nhiều nguy hại cho người sử dụng.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Nếu chúng ta chỉ uống sữa đậu nành khi đói, các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng, công dụng bổ dưỡng của sữa cũng vì vậy mà hư hao không ít.

Không nên uống nhiều sữa đậu nành một lúc

Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Không uống thuốc cùng với sữa đậu nành

Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.


nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh
Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. (Ảnh: giaoduc.net)
nguoi mac benh da day co nen uong sua dau nanh
Lựa chọn đi kèm hoàn hảo dành cho sữa đậu nành là các chế phẩm từ tinh bột như bánh ngọt, bánh mỳ… Tinh bột từ những loại bánh kể trên sẽ tác động cho cơ thể tiết ra dịch vị, giúp các chất bổ dưỡng có trong sữa được hấp thụ triệt để. (Ảnh: Hội thêu thùa)
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.