Người Nhật rộ mốt thuê nhà sư

Trong căn phòng yên tĩnh đầy mùi khói hương, nhà sư Kaichi Watanabe đang tụng kinh để tưởng nhớ ngày giỗ đầu của một người phụ nữ. Sau nghi lễ kéo dài chừng 30 phút, ông rung chiếc chuông nhỏ và cúi chào gia chủ.
nguoi nhat ro mot thue nha su Nhân viên tự tử, giám đốc công ty Nhật từ chức
nguoi nhat ro mot thue nha su Phụ nữ Nhật Bản học cách đi săn như nam giới
nguoi nhat ro mot thue nha su

Kaichi Watanabe, nói chuyện với gia chủ sau nghi lễ tưởng nhớ ngày giỗ đầu của một thành viên trong gia đình. Ảnh: AFP

Người đàn ông 41 tuổi có vẻ ngoài như một người sùng đạo truyền thống ở Nhật Bản, nhưng không do một nhà chùa nào phái đến. Gia đình này biết đến ông qua dịch vụ thuê nhà sư vốn ngày càng phổ biến ở Nhật Bản.

Minrevi, công ty của Watanabe, cho biết nhu cầu thuê nhà sư đã tăng lên nhiều từ khi dịch vụ xuất hiện hồi tháng 5/2013, đặc biệt khi nhiều người dân nước này dần xa rời chùa chiền và mất niềm tin vào việc bỏ tiền công đức.

"Có nhiều chùa chiền ở địa phương, nhưng tôi không biết tìm đến nơi nào", con trai của người phụ nữ quá cố cho biết. "Tôi cũng không biết nên cúng bao nhiêu tiền, nhưng dịch vụ này thì có giá cả cụ thể".

Chỉ cần một cú nhấp chuột, khách hàng có thể thuê một nhà sư ở Minrevi với giá từ 35.000 yên (311 USD), tùy thuộc vào nghi lễ.

Năm 2010, tập đoàn bán lẻ Aeon từng gây sốc khi tung ra dịch vụ tổ chức tang lễ tại nhà chùa với các gói giá khác nhau. Việc định giá công khai chi phí tổ chức lễ tang đã vấp phải làn sóng phản đối của nhiều nhà sư và cộng đồng Phật giáo.

Điều này cũng đi ngược lại với truyền thống đã có từ lâu đời tại Nhật Bản, nơi nhà sư nhận tiền cúng để thực hiện nghi lễ. Tuy nhiên, sự lo ngại vẫn gia tăng khi nhiều gia đình không chỉ để lại tiền cúng sau đám tang, mà còn nhiều lần trong hơn một thập kỷ sau đó.

Đền chùa tại Nhật Bản chủ yếu dựa vào tiền công đức để tu bổ, với chi phí có thể lên đến hàng triệu USD. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng nhà chùa quan tâm đến việc thu lợi thuận hơn là đưa ra chỉ dẫn cho các phật tử.

nguoi nhat ro mot thue nha su
Dịch vụ thuê nhà sư đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản. Ảnh: AP

Chiko Iwagami, thành viên Liên đoàn Phật giáo Nhật Bản, thừa nhận một số nhà sư đã đòi hỏi số tiền lớn để thực hiện nghi lễ và ảnh hưởng đến niềm tin của cộng đồng.

"Họ đã gạt đi tính thiêng liêng của việc đóng công đức", Iwagumi nói. Ông cho rằng nhà sư không nên nghĩ các khoản hậu tạ khi thực hiện trách nhiệm của mình.

Liên đoàn Phật giáo đã yêu cầu Aeon xóa bỏ bảng giá trên. Tập đoàn này tuân thủ, nhưng sau đó vẫn tiếp tục dịch vụ tang lễ. Hồi đầu năm nay, liên đoàn cũng từng chỉ trích Amazon.com vì đăng tải dịch vụ thuê nhà sư của Minrevi lên mạng.

Thuê nhà sư trở thành chủ đề gây tranh cãi trong thời gian qua, với nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt về việc thương mại hóa tôn giáo. Bất chấp những ý kiến phản đối, Masashi Akita, phó chủ tịch Minrevi, cho rằng công ty của họ chỉ đang đưa ra "nền tảng" để kết nối khách hàng với các nhà sư. Minrevi có khoảng 700 nhà sư trên cả nước và đang trên đà tăng trưởng 20% trong năm nay.

Akita lớn lên từ vùng quê địa phương, nơi người dân thường xuyên đi chùa. Ông cho rằng đây là biểu hiện của thời đại ngày nay.

"Lần đầu tiên biết nhiều người không rõ làm thế nào để gặp một nhà sư, tôi đã sốc. Vì vậy, tôi muốn trở thành một cây cầu nói", AFP dẫn lời ông cho hay.

nguoi nhat ro mot thue nha su
Trong căn phòng yên tĩnh, nhà sư Watanabe đang đọc kinh để cầu nguyện. Ảnh: AFP

Chính phủ Nhật Bản không kiểm soát việc người dân theo tôn giáo nào. Tuy nhiên, việc người dân theo nghi lễ của cả đạo Phật và Thần đạo khá phổ biến ở đất nước mặt trời mọc.

Một số công ty cũng cung cấp dịch vụ cho người theo Thần đạo, song sự gắn kết của người dân với tôn giáo ở Nhật Bản đang ngày càng giảm dần. Với tỷ lệ dân số già hóa nhanh chóng và khu vực nông thôn bị thu hẹp lại, đến năm 2040, khoảng 30% trong số 75.000 ngôi đền Phật giáo ở Nhật Bản có nguy cơ đóng cửa, theo giáo sư Kenji Ishii của Đại học Kokugakuin, thủ đô Tokyo.

"Người Nhật duy trì sự liên kết với các đền chùa vì các tang lễ và sự kiện cộng đồng khác, chứ không vì lý do tôn giáo", ông nhận định.

Trong khi đó, Watanabe cho rằng không có xung đột giữa việc kinh doanh và khía cạnh tâm linh trong công việc của mình. Ông khẳng định muốn truyền bá giáo lý của đạo Phật và dịch vụ này mở ra thêm nhiều cơ hội để giúp đỡ người khác.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.